Từ câu chuyện Thạch Sanh-Lý Thông:
Thạch Sanh mồ côi sớm, làm nghề đốn củi, sống một mình trong một túp lều dưới gốc đa. Có một người làm nghề nấu rượu tên là Lý Thông đến kết nghĩa anh em với Thạch Sanh. Trong vùng có một con Chằn tinh (hay Trăn tinh) thường bắt người ăn thịt, nên dân lập miếu thờ và hàng năm phải nộp cho nó một mạng người, mới được yên ổn làm ăn.
Năm ấy, đến lượt Lý Thông phải nộp mạng. Y bèn lập mưu để Thạch Sanh đi thế mạng. Thạch Sanh đã chiến đấu và giết chết được Chằn tinh, nhưng bị Lý Thông đoạt công, và y được nhà vua phong làm đô đốc.
Bấy giờ có công chúa Quỳnh Nga xinh đẹp đang tuổi kén chồng, một hôm bị con yêu tinh Đại bàng sà xuống cắp đi mất. Buồn rầu, nhà vua truyền cho Lý Thông đi tìm, và hứa khi tìm được sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho.
Lúc công chúa lâm nạn, Thạch Sanh đang ở bên gốc đa, bỗng nhìn thấy Đại bàng cắp người bay qua, liền giương cung bắn trúng một cánh. Lần theo vết máu, Thạch Sanh biết được cái hang ẩn náu của Đại bàng.
Để cứu công chúa, Lý Thông tìm đến Thạch Sanh. Nghe Thạch Sanh biết được nơi ẩn náu của Đại bàng, Lý Thông liền nhờ Thạch Sanh tìm cách giải cứu. Nhưng đến khi Thạch Sanh xuống tìm rồi dòng dây đưa được công chúa lên khỏi hang, thì Lý Thông liền cho quân lính lấy đá lấp kín cửa hang, mưu giết chết Thạch Sanh để tranh công lần nữa. Trong hang, Thạch Sanh đã đánh nhau một trận dữ dội với Đại bàng, giết chết được ác thú và cứu được thái tử con vua Thủy Tề. Để đền ơn, vua Thủy Tề mời Thạch Sanh xuống thủy cung chơi, và còn tặng chàng một cây đàn thần.
Vì oán Thạch Sanh, hồn Chằn tinh và Đại bàng lấy trộm châu báu trong cung rồi vu cho chàng. Thạch Sanh bị tống giam. Trong ngục, chàng lấy cây đàn thần ra gảy để bày tỏ nỗi lòng.
Nói về công chúa Quỳnh Nga, vì thấy Lý Thông sai lính lấp hang, mưu hại Thạch Sanh, nên uất ức hóa câm. Nay nghe được tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa bỗng nói nên lời. Nghe con tâu bày, nhà vua cho vời Thạch Sanh đến. Sau khi rõ mọi chuyện, nhà vua truyền lệnh bắt giam mẹ con Lý Thông, nhưng được Thạch Sanh xin tha cho. Trên đường trở về làng, mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, hóa thành loài bọ hung.
Phần dũng sĩ Thạch Sanh, nhà vua cho chàng kết hôn cùng công chúa Quỳnh Nga. Tức giận vì trước đây bị công chúa từ chối lời cầu hôn, thái tử mười tám nước chư hầu cùng kéo quân sang đánh. Thạch Sanh lại đem cây đàn thần ra gảy. Tiếng đàn làm quân đối phương rã rời vì nhớ quê, nhớ vợ con... nên không đánh cũng tan. Trước khi rút về nước, đội quân đông đảo ấy còn được Thạch Sanh cho ăn một bữa cơm. Niêu cơm tuy nhỏ nhưng ăn bao nhiêu cũng không hết.
Đất nước thái bình. Sau, Thạch Sanh được nối ngôi vua.
Tưởng chỉ là câu chuyện cổ tích để dạy các cháu lớn lên làm người biết ghét Lý Thông, học tập Thạch Sanh, biết làm người tự trọng không cướp công người khác để vinh thân phì gia...
Qua thế kỉ 20, dưới ánh mặt trời câu chuyện ấy lại tái diễn...
Tạ Hồng Quang nói: Trương Văn Thành hy sinh rồi, Tui và Phạm Dương còn sống đây. |
Ngô Yên Thy -Hồ Xuân Mãn Chúc mừng anh lên bí thư, Tui... |
Ngày ấy những năm 70 của thế kỉ XX, Phan Văn Thuần tên ác ôn khét tiếng chống cộng, không diệt nó cơ sở của ta rất khó khăn trong hoạt động, tổ công tác được thành lập: Quát, Bé, Nhu, Tâm.
Kết quả Thuần bị giết, tên cận vệ của Thuần bị bắt cùng 2 tên chỉ điểm, thu toàn bộ vũ khí, bên ta anh em vô sự...trận đánh thắng đẹp.
Trận đánh nầy ở Thôn Đồng Lâm, không có Mãn...
Trận đánh nầy ở Thôn Đồng Lâm, không có Mãn...
Về sau nghe đồn, khi buổi trà dư tửu hậu có người vui miệng khoác lác "hôm nớ có tao".
Nhưng đó là tin đồn, đúng đúng sai sai...
...
40 năm sau, một bản thành tích của AHLLVTND Hồ Xuân Mãn, UVTW Đảng, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế khai:
40 năm sau, một bản thành tích của AHLLVTND Hồ Xuân Mãn, UVTW Đảng, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế khai:
-Năm 1972: Cải trang lính dù ngụy, tiêu diệt tên ấp trưởng Phò Ninh, xã Phong An , tên ác ôn khét tiếng Hoàng Sớm, 1 tên phó ty chiêu hồi, 1 ấp phó, 2 cảnh sát đặc biệt, 1 địa phương quân, làm quần chúng nức lòng.
Bằng mìn tự tạo, đã diệt tên Nguyễn Công Đảng một tên chiêu hồi chuyên chỉ điểm quật hầm cán bộ và 2 đồng bọn.
Hồ Viết Bá - UVTVTU, Chánh Văn phòng tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, kí tên kèm triện đỏ xác nhận công lao cho Hồ Xuân Mãn.
Ông Tạ Hồng Quang, Phạm Dương và ông Trương Văn Thành (Liệt Sĩ) nguyên du kích xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, khẳng định:
“Khi đó, 3 chúng tôi xuống hầm trú ẩn sau khi đã gài mìn. Tên Nguyễn Công Đảng cùng 3 tên lính khác đi lùng sục Việt cộng bị trúng mìn nên chết tại chỗ. Nghe mìn nổ, chúng tôi mở nắp hầm lên và lấy được bảng tên của Nguyễn Công Đảng còn dính ở tay áo”.
Như vậy là rõ ràng, Nguyễn Công Đảng cùng 3 tên lính xăm hầm bí mật để diệt Tạ Hồng Quang, Phạm Dương và Trương Văn Thành.
Nguyễn Công Đảng và 3 tên lính dính mìn trên hầm bí mật bị chết để Tạ Hồng Quang, Phạm Dương và Trương Văn Thành ở dưới hầm còn sống.
Nguyễn Công Đảng và 3 tên lính dính mìn trên hầm bí mật bị chết để Tạ Hồng Quang, Phạm Dương và Trương Văn Thành ở dưới hầm còn sống.
Trận đánh này Hồ Xuân Mãn không có.
Tạ Hồng Quang, Phạm Dương còn sống tại thôn Hiền Sỹ, xã Phong Sơn đây, Trương Văn Thành đã hy sinh.
Hồ Xuân Mãn kê khai thành tích để được phong AHLLVTND...quả là Mãn = Lý Thông.
Thà Hồ Xuân Mãn nói trước một tiếng, chúng tôi biếu không ông công trạng này...
- Tránh đi theo vết xe đổ của Hồ Xuân Mãn
- Chân lý trước mắt ta thôi
- Cán bộ và luân chuyển cán bộ sau 10 năm thực hiện
- Đôi điều suy nghĩ về Huế (tt)
- Đôi điều suy nghĩ về Huế
- Hồ Xuân Mãn Cuộc
- Chỉ có một khả năng...
- Tâm tư người lính già
- Lý Thông đời mới
- Báo chí viết về AHLLVTND HỒ XUÂN MÃN
- Buổi gặp gỡ của chiến sĩ an ninh
- Tường thuật buổi làm việc của UBKTTW với CCB Phong...
- Ngày kị lần thứ 40 ở thôn Phò Ninh
- Bàn tay không che được bầu trời
- Việt Cộng viếng đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ H...
- HỒ VIẾT BÁ & BẢN THÀNH TÍCH CỦA ÔNG HỒ XUÂN MÃN
- Gặp người biệt động thành Huế từng lên truyền hình...
- Thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng và đình chỉ ch...
- Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?
- Thượng bất chính, hạ tắc loạn
- Ủy ban KTTƯ: 30/6/2012 giải quyết xong danh hiệu A...
- "Vua"Huế đi săn thời nay
- Mãn "ĐI" làm anh hùng chứ không có "CHẠY"...
- Xin hỏi Trần Văn Minh người bí thư thầm lặng...27 ...
- Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn tự kể về nhiều cái nhất...
- Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông...
- Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo ...
- Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An...
- Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đ...
- Nhân Dân Tự Vệ VNCH
- Đơn khiếu nại về thành tích khai man của Bí thư tỉ...
- Một bài bình luận về "anh hùng" trên Báo Lao Động
- Xào xáo làm báo kiểu Phan Bùi Bảo Thy
- Hữu Thu...tự bán rẻ nhân cách với một giá bèo
- Mãn lên chức bí thư tỉnh ủy ở phút 89...
- Trung tá Hồ Xuân Phương
- Chủ nhân của 3.000 USD thưa chuyện với anh Mãn
- Từ bài báo "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN"
- Đất cố đô có "vua"!
- XIN HỎI ÔNG BÍ THƯ TỈNH UỶ
- BÍ THƯ TỈNH UỶ THỪA THIÊN HUẾ, HỒ XUÂN MÃN
Tôi mừng cho sông Hương
Trả lờiXóaTrong sạch
Tôi mừng cho nước tôi
Vẫn còn Thạch Sanh
Dù không ít tên Lý Thông đĩ bợm
Chỉ một thằng Lý Thông đĩ bợm, Huế bây chừ những người hiểu biết đã không dám nhìn ai...Anh Điềm "Dù không ít tên Lý Thông đĩ bợm" thì Huế nay chỉ còn cái tơi rách...
XóaLý Thông chết biến thành con bọ hung
XóaBài báo: Ông Hồ Xuân Mãn có cướp công? ANTG - Hữu Thu Viết:
Trả lờiXóa[Liên quan đến nội dung bài viết "Về lại Phong Điền” của nhà văn Nguyễn Quang Hà, ngày 5-12-2012, ông Đồng Hữu Vinh - Trung tá, Chính trị viên phó kiêm Chủ nhiệm Chính trị Ban CHQS huyện Phong Điền và ông Nguyễn Văn Lương - Thượng tá, nguyên Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Phong Điền đã có văn bản phản hồi. Ông Đồng Hữu Vinh cho biết: "Tôi thấy rằng: một số nội dung và ngôn từ của bài báo phản ánh không đúng sự thật và bị cường điệu hóa làm cho người đọc hiểu sai vấn đề.”...Có đoạn thoại (trích đăng trong bài báo), theo khẳng định của ông Đồng Hữu Vinh "là hoàn toàn sai sự thật”.]
Hữu Thu có mắt như mù, có tai như điếc,...hai bài viết của Hữu Thu dựa vào lời kể khoác lác, vào bản thành tích bịa đặt của Hồ Xuân Mãn, bài viết của Hữu Thu đánh chết sự nghiệp làm báo của Hữu Thu, Hữu Thu cũng chịu khó phát tán bài của Phan Bùi Bảo Thy, còn chịu khó viết xấu người này người nọ... đành rằng ai cũng vì kế sinh nhai, ai cũng muốn tìm cho mình tí lợi nhưng không phải bằng mọi giá...người cầm bút mà bị người đời cho là bồi bút...khác gì mua danh ba vạn, bán danh ba đồng?
XóaHữu Thu có thấy, ông tự bán rẻ nhân cách với một giá bèo?
Hữu Thu được Mãn cho xem bản thành tích để viết, nó thừa biết Mãn ba hoa xích tú...cướp công...
XóaNhưng Hữu Thu lỡ ăn cơm của Chúa, uống rượu của Chúa, cầm tiền của Chúa...nên đành nhắm mắt, bịt tai làm thân con "cún" chỉ biết vẫy đuôi...
Bài báo: ANH HÙNG LLVTND HỒ XUÂN MÃN: NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA ĐẤT PHÒ NINH - ANTG
Trả lờiXóa"Trở về hậu cứ, ông gặp lại người đồng đội là Trần Văn Minh vừa đi học trường Đảng của tỉnh về. Từ đó, ông tập trung lực lượng, bổ sung thêm một số cán bộ có kinh nghiệm đánh địch để tạo dựng phong trào trở lại địa bàn các xã Phong An, Phong Sơn để vừa hoạt động vừa đánh địch. Những năm tháng đó, Hồ Xuân Mãn đã cùng với đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh "vô tiền khoáng hậu", đặc biệt có 2 vụ diệt 2 tên ác ôn khét tiếng mà Huyện ủy phát động nhiều năm chưa diệt được... Cứ thế, ông đã cùng đồng đội đánh địch cho đến ngày Huế được giải phóng 26/3/1975."
Trần Văn Minh, nguyên bí thư xã Phong An trước 1975, nguyên Phó GĐ sở Nội Vụ đang còn sống...là đồng đội của Hồ Xuân Mãn...hãy nói sự thật cho dân biết thêm về thằng Lý Thông này...
XóaTrần Văn Minh khuyên Mãn rút lui danh hiệu AH nhưng Mãn không chịu...còn tương bài lên báo để khẳng điịnh" TA ĐÂY ANH HÙNG THẬT"
Xóa-Năm 1972: Cải trang lính dù ngụy, tiêu diệt tên ấp trưởng Phò Ninh, xã Phong An , tên ác ôn khét tiếng Hoàng Sớm, 1 tên phó ty chiêu hồi, 1 ấp phó, 2 cảnh sát đặc biệt, 1 địa phương quân, làm quần chúng nức lòng.
XóaBằng mìn tự tạo, đã diệt tên Nguyễn Công Đảng một tên chiêu hồi chuyên chỉ điểm quật hầm cán bộ và 2 đồng bọn.
Bảo Thy, mi viết "đặc biệt có 2 vụ diệt 2 tên ác ôn khét tiếng" mi có biết 2 tên ác ôn ấy là ai không? Họ có ác ôn thật không?
XóaNẾU NGƯỜI BỊ BẮN LÀ ÁC ÔN THÌ ÔNG NỘI MÃN CŨNG LÀ ÁC ÔN ĐÓ PBBT A. mi có biết không mà viết bậy thế?
Dối Đảng, lừa dân, cướp công đồng đội...
Trả lờiXóaBáo Cảnh Sát Toàn Cầu - Số Xuân 2013, theo lời kể của Hồ Xuân Mãn, Phan Bùi Bảo Thy kết luận một cách xấc xược như sau:
Trả lờiXóa"Giờ đây, ông nghỉ ngơi sau nhiều thập niên đã cống hiến sức mình và kể cả một phần máu thịt cho quê hương, đất nước… ngày ngày ông vui vầy bên bè bạn, cháu con. Đôi ba bữa ông lại trở về ngôi nhà cũ ở làng Phò Ninh để hương khói cho tổ tiên, ông bà, chăm sóc cây kiểng, hàn huyên với bạn bè, đồng đội cũ. Ông bảo rằng, ở đời làm người có danh phận cũng lắm thị phi, nhưng mình phải rộng lòng hỉ xả, bởi vì với những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách…".
Bảo Thi là thằng mất dạy không thể mất dạy hơn.lời lẽ miệt thị và xấc xược đến vô văn hóa không còn ai sánh bằng
Trả lờiXóaNguyễn Bá Thanh Bí thư Đà Nẵng, con người của hành động
Trả lờiXóaNhắc đến Đà Nẵng là người ta thường nghĩ ngay đến chương trình “5 không, 3 có”, đã làm nên thương hiệu và bản sắc riêng của Đà Nẵng trong suốt những năm qua. 5 không - đó là không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có giết người cướp của. Sau 5 năm tích cực triển khai kể từ năm 2000, kết quả đạt được thật là mỹ mãn.
Sau "5 không", Đà Nẵng “dấn” thêm bước nữa đó là triển khai chương trình "3 có" - Có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị. Do triển khai tích cực và có cách làm hiệu quả mà bình quân hằng năm Đà Nẵng đã giải quyết công ăn việc làm cho 30 - 32 nghìn lao động, hơn 9.000 căn hộ được dành cho những người thiếu chỗ ở. Trong khi đó, "Thành phố môi trường", một đề án mới đang được triển khai cũng có thể coi là hướng phát triển của việc xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị.
Trần Sự, Bí thư Hội An-con người không hành động
Ông Sự có hai nhiệm kỳ Chủ tịch UBND Thị xã Hội An và đến nay là nhiệm kỳ thứ hai đảm nhiệm Bí thư Thành ủy Hội An.
Giữa xu hướng đô thị hóa, trong khi một số địa phương biến ruộng lúa thành đô thị thì ở Hội An, ông Sự quyết giữ không gian làng quê yên bình, làm du lịch từ nền nông nghiệp, tạo nét quyến rũ riêng cho phố cổ thu hút khách du lịch.
"Quyết sách của tôi là giúp người dân có thu nhập một cách văn hóa. Đến với Hội An du khách trong nước và quốc tế không chỉ lắng lòng sống chậm trong không gian phố cổ, mà làm sao để lại ấn tượng về hồn bình dị, mến khách", Bí thư Thành ủy Hội An bộc bạch.
Ông áp dụng chính sách giao thêm đất, hỗ trợ tiền trồng rau, làm gốm. Đến nay, Hội An đã phục hồi được làng rau Trà Quế, gốm Thanh Hà... hấp dẫn du khách quốc tế. Nhiều tour du lịch độc đáo mở ra như về làng rau Trà Quế làm nông dân, đến Thanh Hà làm gốm, tạo thích thú cho du khách, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Hồ Xuân Mãn, Bí thư Thừa Thiên Huế...làm gì?
Công tác cán bộ: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (Nhiệm kỳ 2004-2011) đào tạo được 3 chủ tịch: Lý, Thiện, Cao; 6 phó chủ tịch:Thiện, Hòa, Thúy Hòa, Cao, Lưu, Thọ. Luân chuyển tùm lum để sắp một GĐ sở KH&ĐT, một TP CSGT...
Cơ sở kinh tế thì bán...cuối cùng còn cái Huda cũng cho đi nốt...
Mãn để cái gì cho Huế?...có chăng là sự xấu hổ ê chề..
Thanh làm nhiều để có ĐN là thành phố đáng sống, Sự không làm gì để Hội An là phố cổ...Mãn cũng làm nhiều để nặn ra những thứ dị hợm như bầy con em của hắn...danh hiệu của hắn...đám lâu la quanh hắn...
XóaNó tung người này...nó hê người khác...nó làm cho bao người khốn đốn...
XóaChỉ cần một việc nhỏ làm cho người khác mất tin tưởng ở anh...có nghĩa là anh đã chết trong lòng mọi người...kể cả người thân nhất...
Trả lờiXóaLý Thông hớn hở đem đầu chằn tinh vào cung, khoe là mình giết được. Vua khen ngợi và phong hắn làm đô đốc.
Trả lờiXóaLý Thông còn được Vua chọn làm Phò Mã...
Cái xui của Lý Thông là công chúa biết con người thật của Lý Thông...Công Chúa câm chờ ngày Thạch Sanh còn sống trở về...
Thạch Sanh thời hiện đại không mơ màng lấy công chúa, cũng không được làm vua...nhưng thời nào Lý Thông phải chịu kiếp làm con BỌ HUNG.
Trả lờiXóaCâu chuyện Thạch Sanh -Lý Thông thì ai cũng biết, đề tài này không những xuất hiện trong truyện cổ tích, truyện thơ mà nó còn được dàn dựng thành phim, thành kịch; và còn xuất hiện trong tranh Đông Hồ.
Trả lờiXóaMãn xưng đáng được gọi là Lý Thông đời mới nhờ;
-Có cướp công (Tạ Hồng Quang, Phạm Dương, Trương Văn Thành)
- Có thoán đoạt ( Chức bí thư của Ngô Yên Thy) bằng thủ đoạn trên tài Lý Thông.
THỜI NAY HẬU QUẢ TỚI NHANH HƠN= MÃN ĐANG BIẾN THÀNH CON BỌ HUNG.
Mãn có câu nói nổi tiếng :KHÓ THỂ NẶN RA ĐƯỢC
Trả lờiXóaTrên đất thần kinh này, Mãn như ông VUA có cái gì mà Mãn KHÔNG NẶN RA ĐƯỢC?
21/5 NHẰM NGÀY 28/6/2013
Trả lờiXóaNgày kị Hoàng Sớm và những người Mãn cho là phó ty chiêu hồi, ấp phó, cảnh sát đặc biệt, địa phương quân.
Theo Mãn những cái chết của họ cách đây 41 năm làm cho dân chúng làng Phò Ninh nức lòng.
Nổi đau này dân đã nguôi ngoai, đã bỏ qua...vì chiến tranh là như vậy.
XóaMãn xới xáo lên...còn thêm mắm muối...còn tự hào
MÃN PHẢI TRẢ GIÁ...THÀNH CON BỌ HUNG
Chẳng biết duyên nợ thế nào, qua mấy đời mấy kiếp rồi, bỗng một hôm Thạch Sanh gặp Lý Thông. Thạch Sanh vẫn còn giận lắm, tâm niệm, không thèm chào hỏi, không thèm bắt tay.
Trả lờiXóaThế nhưng, Lý Thông thì lại khác, cứ nhơn nhơn xán đến gần giả lả: Hây! Chào tiên sinh! Đã làm quan to lộc hậu, sao cứ thù lâu nhớ dai Lý tiện dân tôi làm gì?
Thạch Sanh vẫn giữ mặt lạnh, nhưng vì phép lịch sự đáp lời: Ai thèm giận cái ngữ như ngươi. Chuyện của ta và ngươi đã thành bài học nhân thế. Trung thực, chính trực bao giờ cũng thắng.?
Lý thông cười ngất: Hơ hơ...ha ha...he he...Hoang tưởng quá đi! Nhân gian ao ước và thương ngươi mới cho ngươi cái kết cục có hậu ấy chứ đúng ra là ngươi trắng tay. Thực tế người thắng trong cuộc chơi này là Lý ta.?
Thạch Sanh bừng bừng lửa giận: Hoang tưởng! Hoang tưởng quá đi mất! Cơ sở nào ngươi bảo ngươi thắng ta?
Lý Thông ngọt nhạt: Đơn giản, qua bao đời kiếp, con, cháu, chắt, chút, chít…của ta bầy đàn, ngày càng phương trưởng.?
Thạch Sanh nhíu mày tỏ ra ngờ vực: Ngươi mãi cứ ba hoa vậy thôi, hãy cho ta ví dụ xem nào?
Lý Thông cười khẩy: Ngươi biết hay cố tình không biết vậy? Bao công trình, thương hiệu, tác phẩm bị đạo nhoay nhoáy. Con cháu nhà ngươi cứ mướt mồ hôi, sôi nước mắt mà sáng tạo, mà nghiên cứu, mà viết lách đi để con cháu ta ngồi mát gắn tên, điền chữ trở thành tác phẩm, thương hiệu của mình.?
Thạch Sanh nói cứng: Rồi trước sau gì cũng bị lật tẩy, phơi lộ, bị người đời khinh bỉ, rẻ rúng thôi mà.?
Lý Thông cười to: Ha ha!... Thương cho sự thật thà, cả tin của ngươi. Con cháu ta biến hóa khôn lường, mai danh ẩn tích, giấu họ đổi tên sao chép từng phần, cóp-py từng bộ phận.?Phải uyên thâm và cao tay lắm mới bắt tay, day trán.?
Nghe đoạn Thạch Sanh ngửa mặt lên trời than: Mãi còn Lý Thông thì con cháu Thạch ta muôn đời ấm ức.
1/Săn máu:
Trả lờiXóaNgay từ thuở hàn vi, là một tên lính nhỏ nhưng “Cọt con” đã nhiễm thói săn máu người. Chỉ trong sáu năm, Cọt đã trăm lần vấy máu, tước đi cuộc sống của 150 người thuộc phía bên kia. Tất nhiên là con số này không thể kiểm chứng vì Cọt hay tâng công trong cơn say thành tích. Nhưng đặc biệt, năm 1972 tại thôn Phình No, trong bữa kỵ của người bà con- có cả ông nội của Cọt tham dự - Cọt đã làm một chuyện để đời. Bữa ấy,vì muốn lấy máu tên trưởng thôn, Cọt đã ém mình vào trong thùng phi, đợi khi mọi người ngồi ăn thì vọt lên xả súng vào mâm cỗ làm cho 09 dân lành mất mạng (trong đó có 2 cơ sở của Cọt và 3 em bé), cùng 08 người bị thương (trong đó ông nội của Cọt cũng không thoát)… Nhẫn tâm hơn, trong bản tự khai thành tích lưu ở bộ Công, Cọt còn gán ghép các người này là: “phó ty chiêu hồi, địa phương quân, cảnh sát…” và “trận đánh này làm quần chúng nức lòng”.
Có thật “nức lòng” không, khi mỗi năm vào ngày 21/5 làng Phình No có 10 cái kỵ buồn bã- 10 cái kỵ đó đều là bà con của Vua Cọt, sao Vua Cọt không dám về?
-Về sao được! Khi con người của Cọt vẫn còn tanh mùi máu dù cho bây giờ là quyền cao chức trọng, là vua của một Xứ oai hùng chót vót.
Tôi nghe câu chuyện nầy kể về ông bí thư đã lâu, tôi ậm ờ nửa tin nữa ngờ, tôi nghĩ rằng người kể có ác ý với cán bộ cao cấp của Đảng...
Trả lờiXóaĐây là câu chuyện không thể tin được, kể cả sau này râm ran nhiều người nhắc lại câu chuyện nầy, tôi vẫn nghĩ rằng những người làm quan to thường hay bị nói xấu cho bỏ ghét...
Sau khi đọc bản thành tích trên mạng và kiểm chứng lại: Đúng là sự thật...thế thì quá đáng.
Ông Mãn không có lý do gì để bào chữa cho hành động không tính người của mình...không có sự nhầm lẫn, ông cố tình nổ súng vào người thân thích...
Thế thì còn ai ông ta chừa...con người này mọi người phải tránh xa...hành động ấy không phải hành vi của người đi làm cách mạng...
Lý Thông làm tới đô đốc...Hồ Xuân Mãn làm đến UVTW Đảng
XóaHọ giông nhau là sẽ biến thành BỌ HUNG
Thời đại này là thơi đại nào rồi mà cứ lý thông và thạch sanh mãn sai rõ như ban ngay rồi con gì để nói nữa hay khai trừ Đảng và rút lại ahllvt xong bước hai là tuy tố tôị khai man thành tích và làm giả cac giấy tơ.chức càng cao tội càng nặng đã biêt sai mà cố tình
Trả lờiXóacho mãn ở chung buồng vớ Nguyễn Văn Lý hai là cho đi theo với đại ca Năm Cam để về sống có huynh có đệ
Trả lờiXóaTất cả chúng ta sớm muộn gì thì sẽ cùng gặp nhau ở một điểm đó là: Từ trần.
Trả lờiXóaCả đời có xông xáo, lăn xả, bon chen, tạo nên danh tiếng quyền lực, kiếm được tiền muôn bạc vạn như thế nào đi nữa thì khi nhắm mắt xuôi tay, trở về với cát bụi cũng chỉ là kẻ trắng tay.
Vậy mà có người khi còn sống thích làm nổi, gây tranh luận, tạo tai tiếng để khi ra đi không nhẹ nhàng.…
Các bác nói văn chương quá, hắn còn chi nữa để mà nói?
Trả lờiXóa-Nọc ra mà đánh đít
-Cho cái mo cau, đi đâu thì che mặt lại...