(Dân trí) - Lạm dụng quyền lực, biến quyền lực công thành ý chí
cá nhân để trục lợi đang là hiện tượng diễn ra không phải ít trong các
giới chức VN hiện nay. Những vụ án tham nhũng lớn gần đây là những minh
chứng cụ thể và mới nhất về điều đó…
"Tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về Nhân dân"; cán bộ các cấp là công bộc của nhân dân, thực
hiện quyền lực do nhân dân ủy thác. Đó là bản chất của xã hội ta. Tư
tưởng “công bộc” của dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ trong
“Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng" đăng trên báo Cứu
quốc số ra ngày 17/10/1945:
"Chúng ta phải hiểu
rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là
công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không
phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp,
Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta
phải hết sức tránh.”
Thế nhưng trong thực
tế, khi quyền lực nhà nước được trao cho con người cụ thể thì quyền lực
ấy có khi lại bị vận động theo xu hướng chủ quan của người sử dụng, trở
thành đối lập với chính mình lúc ban đầu. C.Mác gọi đó là sự tha hóa của
quyền lực. Tha hóa quyền lực biến quyền lực nhân dân thành quyền lực
của cá nhân hay của các nhóm quyền lực, làm méo mó mục đích tự thân của
quyền lực nhà nước là phục vụ nhân dân.
Lạm dụng quyền lực,
biến quyền lực công thành ý chí cá nhân để trục lợi đang là hiện tượng
diễn ra không phải ít trong các giới chức VN hiện nay. Những vụ án tham
nhũng lớn gần đây là những minh chứng cụ thể và mới nhất về điều đó. Chỉ
đơn cử một vài dẫn chứng “nho nhỏ” sau đây cũng đủ thấy quyền lực trong
thực tế đã và đang bị biến dạng như thế nào.
Vụ án Dương Tự Trọng
đưa ra xét xử ngày 7/1. Ông Trọng cùng 6 đồng phạm bị Viện KSND Tối cao
truy tố về hành vi “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” theo Điều 275
Bộ Luật hình sự. Theo cáo buộc của Viện KSND Tối cao, ông Trọng là
người khởi xướng, chủ mưu, chỉ đạo và giao cho các đồng phạm tổ chức đưa
anh trai mình là Dương Chí Dũng - nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải,
nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines - đi trốn sau khi cơ quan điều tra phát
lệnh bắt giữ. Tội trạng đó dư luận đã biết qua các phương tiện thông tin
đại chúng bấy lâu nay.
Không chỉ có vậy, ông
Trọng còn bị cáo buộc đã chỉ đạo cấp dưới làm giả CMND cho mình để làm
giấy khai sinh cho 2 đứa con ngoài giá thú.
Gạt sang một bên chuyện
đạo đức (quan hệ bất chính sinh con ngoài giá thú), người ta vẫn không
thể tin được một cán bộ cao cấp, hàm đại tá, lúc bấy giờ đương chức Phó
GĐ Công an HP như ông Trọng lại đi làm cái chuyện giả mạo giấy tờ tùy
thân. Ở góc độ một lãnh đạo CA ở địa phương rồi sau này còn được đề bạt
làm Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
thuộc Bộ Công an, ông Trọng đáng ra phải là tấm gương sáng cho cán bộ,
chiến sĩ thuộc quyền. Thế nhưng ông lại chỉ đạo trực tiếp cho cấp dưới
làm điều phi pháp (!?)
Rõ ràng quyền lực đã bị
ông Trọng lạm dụng để phục vụ cho mục đích riêng tư. Trong việc làm giả
CMND, ông Trọng bằng ý chí của mình đã áp đặt quyền lực lên người khác,
buộc cấp dưới làm theo ý đồ của mình và vô hình trung biến họ thành
đồng phạm.
Nhân chuyện này lại
nghĩ đến chuyện ông Hồ Xuân Mãn với vụ “anh hùng khai man thành tích”
làm nóng dư luận bấy lâu nay. Ông cựu Bí thư Tỉnh ủy này cũng đã sử dụng
“chiếc gậy quyền lực” được Đảng, Nhà nước và Nhân dân trao cho để phục
vụ mục đích cá nhân. 15 trên 17 “thành tích” mà ông kê khai là không
đúng sự thật. Thế nhưng ông vẫn được tặng danh hiệu cao quí: Anh hùng
lực lượng vũ trang Nhân dân, vì sao vậy?
Chuyện thành tích,
chiến công mà ông Mãn kể lể xảy ra hồi chiến tranh, cách nay đã hơn 40
năm, một khoảng thời gian tưởng có thể xóa nhòa ranh giới của sự thật
(?) Nhưng có lẽ ông quên mất rằng ở thời điểm xét tặng danh hiệu anh
hùng, nhiều đồng đội cùng chiến hào với ông vẫn còn sống và nhân dân địa
phương biết rất rõ ông là ai.
Nếu việc bình xét minh
bạch chắc chắn ông Mãn không thể qua được cửa ải nhân dân. Vậy chỉ còn
một cách - dùng quyền lực. Khi người lãnh đạo cao nhất địa phương đã
“chỉ đạo”, ai dám không chấp hành? Những cán bộ liên quan đến việc làm
hồ sơ xét tặng danh hiệu anh hùng cho ông có thể ngay từ đầu đã hiểu
việc làm sai trái của mình, nhưng họ không đủ bản lĩnh để vượt qua được
nỗi sợ hãi vô hình trước quyền lực. Bởi ai cũng biết nếu không im lặng,
nếu không thực thi “mệnh lệnh” thì... chuyện gì sẽ xảy ra đối với “niêu
cơm” của mình?
Và chắc chắn những cán bộ thuộc quyền ông Trọng cũng chung tâm trạng như thế khi buộc phải làm CMND giả cho ông.
Có một câu chuyện cũng
tương tự chuyện phong tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn nhưng khác ở
chỗ là chưa đạt được kết quả, có lẽ vì cái tầm quyền lực của người đứng
đầu trong trường hợp này... chưa đủ lớn.
Số là ông hiệu trưởng
trường cao đẳng D muốn có cái danh hiệu cao quí Nhà giáo ưu tú để đời
cho con cháu và lòe thiên hạ. Nhưng nếu cứ đằng thẳng thì ông có nằm mơ
cũng không được. Thế là với quyền lực trong tay, ông chỉ đạo cấp dưới
ngụy tạo hồ sơ, khai gian thành tích, làm giả biên bản họp các khoa,
phòng ban. Rồi cấy số liệu biểu quyết đồng ý của cán bộ giáo viên toàn
cơ quan vượt ngưỡng qui định, để cho ông đủ tiêu chuẩn đạt dạnh hiệu cao
quý này. Và hồ sơ cấp trường được hoàn tất một cách nhanh chóng trong
vòng chưa đầy mươi hôm, đẹp như mơ!!!
Nhưng thật may, Hội
đồng xét duyệt cấp trên biết rõ ông là ai nên đã loại ngay từ vòng sơ
khảo. Khoảng bốn, năm tháng sau, ông nhận án kỉ luật cảnh cáo của thường
vụ tỉnh ủy vì nhiều tội, trong đó có tội lạm dụng chức quyền. Thật hú
vía cho ngành giáo dục địa phương, nếu khi đó ông lọt qua các cửa ải thì
bây giờ chắc chắn lại phải mệt mỏi ngồi với nhau mà xem xét hủy danh
hiệu giống như với ông Mãn.
Khi viết những dòng
này, tôi sực nhớ hình ảnh ông Mãn cách đây 3 năm được báo chí mô tả là:
“gây ấn tượng mạnh” trong cuộc giao lưu các điển hình tiên tiến học tập
và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những phát
biểu hùng hồn: “Mình muốn Đảng bộ mình tốt thì mình phải làm tốt
trước…”; “…Dám làm, dám chịu trách nhiệm, khi khó khăn nhất thì người
lãnh đạo phải đi đầu. Trong lối sống phải cần kiệm liêm chính, không
tham quyền chức, tiền bạc bởi “nếu lấy đồng tiền là mục đích sẽ trở
thành nô lệ cho nó” (!!!)
Thế đấy, khi quyền lực còn tỏa sáng, chẳng dễ gì thấy được những mảng tối khuất lấp phía sau ánh hào quang của nó.
Nguyễn Duy Xuân
Hôm qua, em trai ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Hàng hải, là Dương Tự Trọng nguyên Phó Giám đốc CA TP Hải Phòng, hầu tòa vì tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Trả lờiXóaBố ông Dũng nguyên Giám đốc CA Hải Phòng; ông Dũng nguyên Cục trưởng Hàng hải; ông Dương Tự Trọng, nguyên Phó Giám đốc CA TP Hải Phòng, em rể ông Dũng cũng Phó Giám đốc CA TP Hải Phòng nhưng vừa bị mất chức...
Khi ở đỉnh cao quyền lực, những cái tên trong gia đình họ Dương, dù xướng lên ở hội nghị hay quán trà đá cũng khiến nhiều người nể, sợ? Nhưng, giờ đây, anh em họ, người đối mặt án tử, người hầu tòa, người mất chức...?
Ông cha ta đúc kết “sai một ly, đi một dặm”. Nếu khởi đầu “một ly” ấy sai thì đi càng xa cái sai càng không chỉ “một dặm” mà là “rất nhiều dặm”.
Vì sao ông Trọng giúp anh mình chạy trốn?
Nếu nói, ông Trọng thiếu sáng suốt khi chọn phương án “vẽ đường cho anh chạy” thì có ý kiến sẽ phản biện rằng, với người được coi có tài đánh án, lại giữ cương vị như ông Trọng thì không thể tính toán đơn giản và mắc lỗi “dễ hiểu” thế được.
Chắc còn có chuyện gì nữa? Xin không bàn sâu chuyện này, vì đó là công việc của tòa. Thử cắt từ vụ án một tình tiết nhỏ (có thể coi là giả thiết), đó là ông Trọng sẵn sàng “chết” vì anh mình.
Ông Dũng quẫn trí, tìm cách bỏ trốn là có thể giải thích được. Nhưng ở vị trí phó giám đốc CA, ông Trọng đáng ra sáng suốt trong lựa chọn: Giúp anh bỏ trốn hay hợp tác với cơ quan điều tra? Và ông Trọng chọn phương án “cùng anh phạm tội”.
Có một thực tế khá dễ hiểu, hẳn nhiều người sẽ có cùng suy nghĩ là, với chức vụ Cục trưởng Hàng hải lại dính vào vụ án khiến cả xã hội quan tâm thì ông Dũng trước sau gì cũng sẽ bị bắt. Nếu không đưa được ông Dũng về chịu tội thì còn gì là pháp luật nữa.
Đáng lẽ, với cái đầu của phó giám đốc CA thì ông Trọng phải hiểu là anh mình không thể thoát, và mở đường sống cho anh bằng cách mà ông thường yêu cầu tội phạm thực hiện là “hợp tác với cơ quan điều tra”…
Nói đến đây, sẽ có ý kiến cho rằng “máu chảy ruột mềm”, hy sinh cứu anh là việc không quá khó hiểu. Vấn đề chính là ở chỗ đó. Mấu chốt là cứu được không, cả trên lý thuyết lẫn thực tế? Vì tình riêng đến mức coi thường pháp luật, ông Trọng chẳng những không cứu được anh, mà còn hại thân.
Một số người vốn nặng tình (có thể điều này khiến họ coi nhẹ pháp luật và các quy định) nên đôi khi nể nang trong công việc. Nhìn ra cuộc sống hằng ngày sẽ thấy không ít chuyện như thế và nó thường biến tướng thành vi phạm pháp luật, hoặc gây nhiều mắc mớ.
Thực ra, cái tình luôn có trong cái lý. Khi giải quyết việc đúng luật, đúng quy định với tinh thần trách nhiệm cao, đạo đức nghề nghiệp trong sáng thì chữ tình đã được bảo toàn. Nhưng khi “mê muội”, tình cảm làm mờ lý trí thì người thông minh cũng khó nhận ra điều đó.
Lấy hậu quả việc ông Trọng “cứu anh”, sẽ thấy ngay lý - tình nằm ở đâu. Việc lập kế hoạch bỏ trốn đã góp phần làm cho tội anh mình nặng thêm và chính ông Trọng cũng thân bại danh liệt...
Nếu ông Trọng giúp anh mình quay đầu tôn trọng pháp luật ở “nước cờ tàn” thì chẳng những tội của anh không nặng thêm mà gia đình họ Dương vẫn còn lại một trụ cột Dương Tự Trọng.
Khi đó, ông Trọng sẽ cứu được anh trai (có thể) thoát chết và bảo vệ được sự nghiệp của mình, đặc biệt còn có thể trở thành gương bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật với tinh thần “pháp bất vị thân”!
Nhân phiên tòa xử ông Dương Tự Trọng vì tội “giúp anh mình”, lạm bàn chút chữ tình. Chuyện anh em nhà họ Dương còn khiến “thiên hạ” phải suy ngẫm nhiều về cách xử thế. Chữ tình! Cuộc đời luôn cần. Nhưng ông cha ta đã nhắc nhở cần phải thận trọng, điều độ với tình cảm, tai họa sẽ đến nếu “trái tim lầm chỗ để trên đầu”...
Tiền Phong
Trần Nhân Tâm & Nguyễn Thanh Trang mấy bựa ni mô vắng hèo;Có lẽ giành quĩ thời gian vàng ngọc cho nghiền ngẫm,ngâm cứu báo chí lề Đảng viết các chuyện về hồ xuân mãn chắc.
Trả lờiXóaTòa tuyên Dương Tự Trọng 18 năm tù, khởi tố vụ làm lộ bí mật
Trả lờiXóaSau khi tuyên hình phạt với 7 bị cáo, chủ tọa thông báo TAND Hà Nội khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước.
Viện kiểm sát bác yêu cầu điều tra lại vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn
Dương Chí Dũng: 'Sự thật không giấu được'
Theo chủ tọa, trước tòa ông Dũng cũng khai đã đưa cho ông Phạm Quý Ngọ 510.000 USD.
Sau khi nghe đề nghị mức án, đại diện VKS đã đề nghị HĐXX xem xét khởi tố vụ án cố ý làm lộ tài liệu công tác đồng thời làm rõ về lời khai số tiền ông Dũng đã khai.
15h55, tòa cho rằng lời khai của các bị cáo phù hợp, không mâu thuẫn với lịch trình trốn truy nã của ông Dũng. Các bị cáo đã có hành vi tổ chức cho ông Dũng trốn ra nước ngoài, vi phạm quy định Điều 275 Bộ luật hình sự.
16h15, TAND Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trọng 18 năm tù, Sơn 13 năm, Thắng: 5 năm, Phong 7 năm, Dũng 8 năm,. Ánh 6 năm, Tuấn 5 năm.
Chủ tọa tuyên bố khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước.
16h20, chủ tọa đọc quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước.
Thẩm phán Trương Việt Toàn cho hay căn cứ các quyết định về độ tuyệt mật, tối mật trong Công an nhân dân, căn cứ lời khai của các bị cáo và đề nghị của VKS, HĐXX nhận thấy có dấu hiệu làm lộ nên ra quyết định khởi tố vụ án.
Quyết định được gửi đến VKSND Hà Nội.
Theo lời khai, ngày 17/5/2012, cựu cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng sau khi nghe mật báo tin khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đã gọi cho ông Trọng (em trai) và được hướng dẫn tạm thời đến trốn tại nhà bạn gái của ông ta.
Ông Trọng bàn với hai người thân tín là Vũ Tiến Sơn (cựu phó Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Hải Phòng) và Hoàng Văn Thắng (44 tuổi, nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra các tội phạm về môi trường, Công an Hải Phòng) đến phòng làm việc bàn kế hoạch đưa ông Dũng trốn đi nước ngoài.
Tối 17/5/2012, ông Dũng được người của ông Trọng đón đưa về huyện Hải Hà (Quảng Ninh). Việc tổ chức đưa ông Dũng trốn ra nước ngoài được Sơn thay mặt ông Trọng giải quyết. Ông Dũng sau đó được đưa vào TP HCM, ra cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) sang Campuchia rồi tới Singapore. Không xin được visa vào Mỹ, từ Singapore ông Dũng quay lại Campuchia và ở tại đây gần 4 tháng cho tới khi bị bắt (4/9/2012).
"Tôi mong xét xử khách quan, đánh giá đúng người đúng tội, mở lượng khoan hồng để những người đứng trước vành móng ngựa có cơ hội làm lại. Cá nhân tôi, tôi chấp nhận chấp hành án", cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng trình bày.