Thứ năm, 09/01/2014 08:17
Vì đại cuộc, ông Hồ Văn Nghĩa cũng tố cáo, vạch trần người cháu của mình
(CATP) Ban Bí thư vừa kết luận xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân của ông Hồ Xuân Mãn (nguyên Ủy viên Trung ương (UVTƯ) Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế). Ông Mãn khai man, gian dối, ‘chạy” thành tích và có sự “tiếp tay” của không ít cán bộ. Phóng viên Báo Công an TPHCM đã tìm ra nhiều sự thật xung quanh vụ việc này.
>> Ông Hồ Xuân Mãn từng đi săn bắn, đạn lạc trúng người trọng thương
KHAI MAN ĐỂ ĐƯỢC PHONG ANH HÙNG
Trong Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ ba vào ngày 21-8-2010, ông Hồ Xuân Mãn được trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân (gọi tắt là danh hiệu Anh hùng). Đây là vinh dự lớn không chỉ của ông Mãn mà đối với toàn thể nhân dân cố đô Huế. Một tháng sau, ông Mãn về hưu sau hai nhiệm kỳ làm Bí thư Tỉnh ủy (2000 - 2010).
Ngày 2-1-2014, đoàn công tác Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương (T.Ư) Đảng có buổi làm việc thông báo kết luận với nội dung: Ban thi đua - khen thưởng T.Ư báo cáo các cơ quan chức năng Nhà nước có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng và thu hồi hiện vật, tiền thưởng của ông Mãn; đồng thời UBKT T.Ư chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đã để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm trong việc xét đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn. Theo kết luận của UBKT T.Ư, 17 thành tích mà ông Mãn khai chỉ đúng có hai. Tuy nhiên, một trong hai thành tích lại gây hậu quả xấu, đó là diệt giặc nhưng làm tổn hại đến cách mạng, nhân dân địa phương.
Như vậy, 15 thành tích còn lại ông Mãn khai đều là bịa đặt, gian dối như: đã tự tổ chức đơn vị đánh gần 100 trận, diệt 150 tên Mỹ - Ngụy, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự (1969 - 1975); dẫn đường cho Quân đoàn 2 giải phóng Huế và truy quét ngụy quân, ngụy quyền... Thành tích “láo” đồng nghĩa với những tặng thưởng cũng được nghi vấn là giả mạo: 33 lần được tặng Dũng sĩ diệt Mỹ; Chiến sĩ thi đua; các Huân chương Chiến công, Giải phóng; Kháng chiến các hạng...
Kết quả trên gây chấn động dư luận, nhưng không làm mọi người bất ngờ bởi chuyện danh hiệu Anh hùng của ông Mãn đã bị nghi ngờ và tố cáo từ lâu. Gần 20 cựu chiến binh (CCB), cán bộ hưu trí là những “nhân chứng sống”, những đồng đội, có người là chỉ huy của ông Mãn tố cáo ông cựu bí thư khai man, bịa đặt, cướp công đồng đội để được phong tặng danh hiệu Anh hùng.
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, một anh hùng sẽ bị tước danh hiệu. Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế cho biết: “Sắp tới Tỉnh ủy sẽ thực hiện công việc theo kết luận của Ban Bí thư về thẩm quyền của tỉnh là xem xét sai sót, vi phạm các cơ quan, cá nhân trong tỉnh theo quy định. Dự kiến có thể ra Tết tiến hành kiểm điểm Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cá nhân liên quan”.
NHỮNG CÁ NHÂN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN SAI PHẠM
Một con người “ưu tú, có thành tích xuất sắc” nhưng sau 10 năm làm cách mạng (như ông Mãn đã khai) mới được vào Đảng (năm 1974) và 25 năm sau ngày giải phóng mới được phong tặng danh hiệu Anh hùng, khiến nhân dân nghi ngờ, không phục. Ông Mãn tự làm thành tích, không có đơn vị vũ trang hay tập thể giới thiệu, bầu chọn mà được đơn vị công tác (Tỉnh ủy) xác nhận. Bản báo cáo thành tích được 15 người của Thường vụ Tỉnh ủy nhất trí với tỷ lệ 100%. Nghiêm trọng hơn, dù không ai biết cụ thể những việc ông Mãn làm, nhưng vẫn nhất trí với thành tích đó. Rồi hồ sơ lần lượt được chuyển đến Ban chỉ huy quân sự (CHQS) huyện, Bộ CHQS tỉnh, Quân khu 4, Bộ Quốc phòng và các ban ngành ở T.Ư.
Danh hiệu cao quý của Nhà nước trao nhầm người, là lỗi ở người khai đã bịa đặt. Nhưng cũng cần làm rõ trách nhiệm, sai phạm của cá nhân, tập thể đã “tê liệt”, để lọt hồ sơ giả. Trước đây, một số lãnh đạo tỉnh khẳng định với báo chí là việc xét tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn được thực hiện đúng quy trình, nguyên tắc. Thế nhưng những người tố cáo nói hồ sơ này đi trái nguyên tắc: từ trên xuống chứ không phải dưới lên (cơ sở đề nghị, cấp trên xét duyệt) và người ký chỉ việc ký, không được đọc, sao lưu...
Ông Hồ Viết Bá, Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy, lúc đó là Chánh Văn phòng Tỉnh ủy đã ký xác nhận vào bản báo cáo thành tích. Việc làm này không đúng thẩm quyền vì ông Bá không phải là cấp trên của ông Mãn. Ông Bá cho biết: “Ban Bí thư đã có kết luận rồi và UBKT T.Ư đang làm, tôi nói sẽ không khách quan. Nếu sai đến đâu, kỷ luật ra sao thì tôi xin chịu, chấp hành theo quyết định của UBKT T.Ư, bây giờ biết nói sao?”.
Thượng tá Nguyễn Văn Lương, nguyên Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Phong Điền (đã nghỉ hưu) viết xác nhận: “Khi đang đương chức, là chỉ huy trưởng tôi có ký hồ sơ của anh Mãn và một số người khác nữa. Tôi có đọc thành tích của anh Mãn nhưng lâu rồi nên không nhớ hết”.
Đại tá Đặng Ngọc Nghĩa, Phó tham mưu trưởng Quân khu 4, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên - Huế (giai đoạn 2005 - 2011, một trong 15 người thuộc Thường vụ Tỉnh ủy từng ký xác nhận hồ sơ cho ông Mãn) thừa nhận: “Tôi ký vào tờ trình chấp hành theo nghị quyết của Thường vụ Tỉnh ủy. Lúc đó 100% thường vụ đều nhất trí, không ai phản đối gì. Ngành quân đội làm chặt chẽ từ Ban CHQS huyện lên tỉnh, sau đó đề nghị ra Quân khu 4, Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng rồi Nhà nước. Lúc đó ông Mãn là Bí thư Tỉnh ủy, ông cũng có công qua hai nhiệm kỳ. Tôi là lớp hậu sinh, ông Mãn khai thế nào thì biết vậy và ông ấy phải chịu trách nhiệm về lời khai”.
Thường vụ Tỉnh ủy lúc đó gồm 15 người là cán bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang và các ban ngành của tỉnh, hiện đa số đều đang đương chức hoặc chức vụ cao hơn. Với câu hỏi: 15 người nhất trí với hồ sơ của ông Mãn mà không phát hiện ra bất thường, không ai phản đối gì mặc dù không rõ về thành tích của ông Mãn?
Những nhân chứng sống vạch trần sự gian dối của ông Mãn
Tiếp tục liên hệ với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Hội đồng cùng Ban thi đua khen thưởng tỉnh để tìm hiểu về tờ trình, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn, chúng tôi đều nhận được câu trả lời là “bận họp” hoặc gặp “UBKT T.Ư mà hỏi”. Chiều 6-1-2014, phóng viên liên hệ với ông Lê Hồng Liêm, Phó chủ nhiệm UBKT T.Ư thì ông nói đang họp ở Hà Nội và không thể trả lời qua điện thoại.
“ÔNG MÃN MÀ ANH HÙNG THÌ HUẾ CÓ HÀNG NGHÌN NGƯỜI”
Các CCB, cán bộ hưu trí - những người vạch trần sự gian dối của ông Hồ Xuân Mãn đã nói như thế. Ông Hoàng Phước Sum (trung tá), nguyên Đội trưởng An ninh huyện Phong Điền) cho biết: “Hay tin Mãn được phong anh hùng, nhân dân Phong Điền và nhiều nơi trong nước phản ứng dữ lắm. Mãn mà anh hùng thì hàng nghìn người ở Huế cũng là anh hùng. Chúng tôi (gần 20 cán bộ hưu trí, CCB) là những đồng đội, nhiều người là cấp trên của Mãn, cùng chiến đấu, cùng quê với Mãn, quá hiểu về Mãn. Lúc đó, anh em đã làm đơn khiếu nại nhưng không được trả lời, giải quyết. Đến khi có bản báo cáo thành tích của Mãn, anh em mới có cơ sở để tố cáo. Nay Ban Bí thư có kết luận Mãn bịa đặt thành tích và đang xem xét thu hồi danh hiệu. Anh em phấn khởi lắm vì vụ việc nhạy cảm và phức tạp đã được T.Ư giải quyết khách quan, nghiêm minh”.
Các CCB cho biết nguyên nhân vạch trần Hồ Xuân Mãn là vì uy tín, sự trong sạch của Đảng; vì danh dự của quân đội, trách nhiệm đối với những liệt sĩ; vì sự thật chứ không hề có tư thù cá nhân. Trong quá trình chống tiêu cực, những người tố cáo tự bỏ tiền túi ra đi nhiều nơi để thu thập tài liệu, chứng cứ; tìm thêm nhân chứng; gặp lãnh đạo, ban ngành có liên quan. Trong thời gian đó, họ đối diện với nhiều cạm bẫy, nguy hiểm: bị mua chuộc, dụ dỗ, tung tin thất thiệt, đe dọa, hành hung... Việc này đã được báo cáo đến cơ quan ban ngành từ T.Ư đến địa phương đề nghị làm rõ, nhưng nay vẫn chưa có kết quả.
Thật đau đớn khi những người cùng chiến đấu với Hồ Xuân Mãn không ai xem là đồng đội, bởi ông ta đã cướp công của chính đồng đội mình. Ông Mãn còn bị chính người trong dòng tộc tố cáo, tẩy chay. Ông Hồ Văn Nghĩa, nguyên Trưởng ban an ninh huyện Phong Điền, chú ông Mãn cho rằng bị ông Mãn lừa, cho người bịt mặt đến hành hung mình. “Mãn gian dối, bịa đặt thành tích. Chạy đua để nhận anh hùng làm chi cho nhục. Giờ nó còn mặt mũi nào về quê nhìn anh em, họ hàng, làng xóm”, ông Nghĩa nói.
Các CCB tiếp tục đề nghị thu hồi danh hiệu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của ông Mãn. Năm 2010, ông Mãn là một trong ba Bí thư Tỉnh ủy tiêu biểu của cả nước được tuyên dương vì có nhiều thành tích trong cuộc vận động này. Bởi theo ông Hoàng Phước Sum: “Mãn khai bịa đặt để được anh hùng thì không đủ tư cách, đạo đức, phẩm chất để cho các thế hệ học tập, noi theo”. Trong lần biểu dương đó, ông Mãn kể lại chuyện trong một lần đi công tác về, được vợ chuyển cho tập tài liệu kèm theo phong bì, bên trong có 3.000 USD. Ông liền mang đến báo cáo cơ quan và công an. Ông Sum nói: “Chuyện này khó tin quá, không ai chứng thực cả. Không ai đi đưa tài liệu cùng phong bì mà không nói tên, nói rõ mục đích”.
CHUYỆN VỀ ÔNG “VUA CỐ ĐÔ”
Cái tên Hồ Xuân Mãn rất “nổi tiếng”. Những ngày này, người dân bàn tán sôi nổi và bày tỏ vui mừng vì T.Ư kiên quyết thu hồi danh hiệu Anh hùng đã trao nhầm và đang chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp tục xử lý cán bộ vi phạm. Ban Bí thư chưa kỷ luật ông Mãn vì căn cứ Quy định 181 của Bộ Chính trị, theo tờ trình của Hội đồng chuyên môn bệnh viện sức khỏe miền Trung thì ông Mãn đang bị bệnh hiểm nghèo. Như vậy đến khi nào cơ quan chức năng xác nhận ông Mãn hết bệnh hiểm nghèo thì mới kỷ luật?
Những người tố cáo lại cho biết, ông Mãn vẫn đi lại bình thường và vẫn xuất hiện ở nhiều nơi. Ông Hoàng Tiến Dũng, một người đứng đơn tố cáo cho biết: "Tháng trước, Mãn đi dự đám cưới con của một lãnh đạo huyện tại xã Phong Hiền, cũng có ăn nhậu. Ông Mãn hát ba bài, trong đó có bài “Cuộc đời vẫn đẹp sao”... Ngày 21-12-2013, ông Mãn ăn nhậu tại nhà cộng đồng thôn Vĩnh Hương, xã Phong An, cũng hát hò". Ngày 3-3-2013, ông Mãn có mặt trong buổi lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho GS.TS Bùi Đức Phú, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế. Và người dân xôn xao mỉa mai: Anh hùng dỏm đi dự lễ của anh hùng thật. Ngày 31-12, có mặt trong buổi lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ông Mãn ngồi ở một góc hội trường với vẻ buồn rầu...
Lúc còn đương chức, quyền lực ông Mãn đi kèm với tai tiếng. Trong bài “Đất cố đô có vua” (Báo Lao Động ngày 26-11-2005) và một số bài báo khác nói về ông cán bộ to nhất tỉnh đi nhậu ở một nhà hàng. Đoạn cao trào, “vua” ghì đầu cô gái hôn vào má trước mặt nhiều người. Cô gái vừa chửi “đồ mất dạy” vừa tát vào mặt “vua”. “Vua” liền hô hào nói chủ nhà hàng đuổi ngay cô tiếp viên. Vụ việc trên vẫn còn được nhiều người kể đến hôm nay. Ông Thương (trú phường Vỹ Dạ, TP.Huế), chủ một nhà hàng cho biết: “Trước đây, một số báo viết về ông Bí thư sàm sỡ nhân viên ở nhà hàng C.A, phường V., TP.Huế. Nhà hàng tôi tên Châu Anh, mọi người tưởng là xảy ra ở đó. Rồi khách vắng dần, tôi buôn bán không được phải trả lại mặt bằng, đi chỗ khác làm ăn. Có thể sự việc xảy ra ở một nhà hàng thân thiết của ông Bí thư. Tôi được nghe ông bí thư có “bảo kê” cho một người tên M. mở nhà hàng “Nhất Hồ”, nghĩa là: nhất Hồ Xuân Mãn và khu ăn chơi giải trí lớn ở thị xã Hương Trà. Thằng M. vốn sửa xe dạo, lang thang bụi đời nhờ có cha thân với ông bí thư mà phất lên nhanh chóng. Rồi M. thành lập Công ty vận tải Nhất Hồ nhưng sau đó tan rã từ khi ông bí thư về hưu”.
Ông Mãn có thú tiêu khiển là săn bắn chim. Cách đây 19 năm, trong một lần đi săn, đạn lạc làm chị H.T.T.P (43 tuổi, trú huyện Phong Điền) bị trọng thương. Sau chuyện đó, người dân mỗi lần thấy ông Mãn xách súng đi bắn chim thì tránh xa kẻo... lãnh đạn.
HOÀNG QUÂN
Vì đại cuộc, ông Hồ Văn Nghĩa cũng tố cáo, vạch trần người cháu của mình
(CATP) Ban Bí thư vừa kết luận xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân của ông Hồ Xuân Mãn (nguyên Ủy viên Trung ương (UVTƯ) Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế). Ông Mãn khai man, gian dối, ‘chạy” thành tích và có sự “tiếp tay” của không ít cán bộ. Phóng viên Báo Công an TPHCM đã tìm ra nhiều sự thật xung quanh vụ việc này.
>> Ông Hồ Xuân Mãn từng đi săn bắn, đạn lạc trúng người trọng thương
KHAI MAN ĐỂ ĐƯỢC PHONG ANH HÙNG
Trong Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ ba vào ngày 21-8-2010, ông Hồ Xuân Mãn được trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân (gọi tắt là danh hiệu Anh hùng). Đây là vinh dự lớn không chỉ của ông Mãn mà đối với toàn thể nhân dân cố đô Huế. Một tháng sau, ông Mãn về hưu sau hai nhiệm kỳ làm Bí thư Tỉnh ủy (2000 - 2010).
Ngày 2-1-2014, đoàn công tác Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương (T.Ư) Đảng có buổi làm việc thông báo kết luận với nội dung: Ban thi đua - khen thưởng T.Ư báo cáo các cơ quan chức năng Nhà nước có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng và thu hồi hiện vật, tiền thưởng của ông Mãn; đồng thời UBKT T.Ư chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đã để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm trong việc xét đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn. Theo kết luận của UBKT T.Ư, 17 thành tích mà ông Mãn khai chỉ đúng có hai. Tuy nhiên, một trong hai thành tích lại gây hậu quả xấu, đó là diệt giặc nhưng làm tổn hại đến cách mạng, nhân dân địa phương.
Như vậy, 15 thành tích còn lại ông Mãn khai đều là bịa đặt, gian dối như: đã tự tổ chức đơn vị đánh gần 100 trận, diệt 150 tên Mỹ - Ngụy, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự (1969 - 1975); dẫn đường cho Quân đoàn 2 giải phóng Huế và truy quét ngụy quân, ngụy quyền... Thành tích “láo” đồng nghĩa với những tặng thưởng cũng được nghi vấn là giả mạo: 33 lần được tặng Dũng sĩ diệt Mỹ; Chiến sĩ thi đua; các Huân chương Chiến công, Giải phóng; Kháng chiến các hạng...
Kết quả trên gây chấn động dư luận, nhưng không làm mọi người bất ngờ bởi chuyện danh hiệu Anh hùng của ông Mãn đã bị nghi ngờ và tố cáo từ lâu. Gần 20 cựu chiến binh (CCB), cán bộ hưu trí là những “nhân chứng sống”, những đồng đội, có người là chỉ huy của ông Mãn tố cáo ông cựu bí thư khai man, bịa đặt, cướp công đồng đội để được phong tặng danh hiệu Anh hùng.
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, một anh hùng sẽ bị tước danh hiệu. Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế cho biết: “Sắp tới Tỉnh ủy sẽ thực hiện công việc theo kết luận của Ban Bí thư về thẩm quyền của tỉnh là xem xét sai sót, vi phạm các cơ quan, cá nhân trong tỉnh theo quy định. Dự kiến có thể ra Tết tiến hành kiểm điểm Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cá nhân liên quan”.
NHỮNG CÁ NHÂN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN SAI PHẠM
Một con người “ưu tú, có thành tích xuất sắc” nhưng sau 10 năm làm cách mạng (như ông Mãn đã khai) mới được vào Đảng (năm 1974) và 25 năm sau ngày giải phóng mới được phong tặng danh hiệu Anh hùng, khiến nhân dân nghi ngờ, không phục. Ông Mãn tự làm thành tích, không có đơn vị vũ trang hay tập thể giới thiệu, bầu chọn mà được đơn vị công tác (Tỉnh ủy) xác nhận. Bản báo cáo thành tích được 15 người của Thường vụ Tỉnh ủy nhất trí với tỷ lệ 100%. Nghiêm trọng hơn, dù không ai biết cụ thể những việc ông Mãn làm, nhưng vẫn nhất trí với thành tích đó. Rồi hồ sơ lần lượt được chuyển đến Ban chỉ huy quân sự (CHQS) huyện, Bộ CHQS tỉnh, Quân khu 4, Bộ Quốc phòng và các ban ngành ở T.Ư.
Danh hiệu cao quý của Nhà nước trao nhầm người, là lỗi ở người khai đã bịa đặt. Nhưng cũng cần làm rõ trách nhiệm, sai phạm của cá nhân, tập thể đã “tê liệt”, để lọt hồ sơ giả. Trước đây, một số lãnh đạo tỉnh khẳng định với báo chí là việc xét tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn được thực hiện đúng quy trình, nguyên tắc. Thế nhưng những người tố cáo nói hồ sơ này đi trái nguyên tắc: từ trên xuống chứ không phải dưới lên (cơ sở đề nghị, cấp trên xét duyệt) và người ký chỉ việc ký, không được đọc, sao lưu...
Ông Hồ Viết Bá, Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy, lúc đó là Chánh Văn phòng Tỉnh ủy đã ký xác nhận vào bản báo cáo thành tích. Việc làm này không đúng thẩm quyền vì ông Bá không phải là cấp trên của ông Mãn. Ông Bá cho biết: “Ban Bí thư đã có kết luận rồi và UBKT T.Ư đang làm, tôi nói sẽ không khách quan. Nếu sai đến đâu, kỷ luật ra sao thì tôi xin chịu, chấp hành theo quyết định của UBKT T.Ư, bây giờ biết nói sao?”.
Thượng tá Nguyễn Văn Lương, nguyên Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Phong Điền (đã nghỉ hưu) viết xác nhận: “Khi đang đương chức, là chỉ huy trưởng tôi có ký hồ sơ của anh Mãn và một số người khác nữa. Tôi có đọc thành tích của anh Mãn nhưng lâu rồi nên không nhớ hết”.
Đại tá Đặng Ngọc Nghĩa, Phó tham mưu trưởng Quân khu 4, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên - Huế (giai đoạn 2005 - 2011, một trong 15 người thuộc Thường vụ Tỉnh ủy từng ký xác nhận hồ sơ cho ông Mãn) thừa nhận: “Tôi ký vào tờ trình chấp hành theo nghị quyết của Thường vụ Tỉnh ủy. Lúc đó 100% thường vụ đều nhất trí, không ai phản đối gì. Ngành quân đội làm chặt chẽ từ Ban CHQS huyện lên tỉnh, sau đó đề nghị ra Quân khu 4, Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng rồi Nhà nước. Lúc đó ông Mãn là Bí thư Tỉnh ủy, ông cũng có công qua hai nhiệm kỳ. Tôi là lớp hậu sinh, ông Mãn khai thế nào thì biết vậy và ông ấy phải chịu trách nhiệm về lời khai”.
Thường vụ Tỉnh ủy lúc đó gồm 15 người là cán bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang và các ban ngành của tỉnh, hiện đa số đều đang đương chức hoặc chức vụ cao hơn. Với câu hỏi: 15 người nhất trí với hồ sơ của ông Mãn mà không phát hiện ra bất thường, không ai phản đối gì mặc dù không rõ về thành tích của ông Mãn?
Những nhân chứng sống vạch trần sự gian dối của ông Mãn
Tiếp tục liên hệ với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Hội đồng cùng Ban thi đua khen thưởng tỉnh để tìm hiểu về tờ trình, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn, chúng tôi đều nhận được câu trả lời là “bận họp” hoặc gặp “UBKT T.Ư mà hỏi”. Chiều 6-1-2014, phóng viên liên hệ với ông Lê Hồng Liêm, Phó chủ nhiệm UBKT T.Ư thì ông nói đang họp ở Hà Nội và không thể trả lời qua điện thoại.
“ÔNG MÃN MÀ ANH HÙNG THÌ HUẾ CÓ HÀNG NGHÌN NGƯỜI”
Các CCB, cán bộ hưu trí - những người vạch trần sự gian dối của ông Hồ Xuân Mãn đã nói như thế. Ông Hoàng Phước Sum (trung tá), nguyên Đội trưởng An ninh huyện Phong Điền) cho biết: “Hay tin Mãn được phong anh hùng, nhân dân Phong Điền và nhiều nơi trong nước phản ứng dữ lắm. Mãn mà anh hùng thì hàng nghìn người ở Huế cũng là anh hùng. Chúng tôi (gần 20 cán bộ hưu trí, CCB) là những đồng đội, nhiều người là cấp trên của Mãn, cùng chiến đấu, cùng quê với Mãn, quá hiểu về Mãn. Lúc đó, anh em đã làm đơn khiếu nại nhưng không được trả lời, giải quyết. Đến khi có bản báo cáo thành tích của Mãn, anh em mới có cơ sở để tố cáo. Nay Ban Bí thư có kết luận Mãn bịa đặt thành tích và đang xem xét thu hồi danh hiệu. Anh em phấn khởi lắm vì vụ việc nhạy cảm và phức tạp đã được T.Ư giải quyết khách quan, nghiêm minh”.
Các CCB cho biết nguyên nhân vạch trần Hồ Xuân Mãn là vì uy tín, sự trong sạch của Đảng; vì danh dự của quân đội, trách nhiệm đối với những liệt sĩ; vì sự thật chứ không hề có tư thù cá nhân. Trong quá trình chống tiêu cực, những người tố cáo tự bỏ tiền túi ra đi nhiều nơi để thu thập tài liệu, chứng cứ; tìm thêm nhân chứng; gặp lãnh đạo, ban ngành có liên quan. Trong thời gian đó, họ đối diện với nhiều cạm bẫy, nguy hiểm: bị mua chuộc, dụ dỗ, tung tin thất thiệt, đe dọa, hành hung... Việc này đã được báo cáo đến cơ quan ban ngành từ T.Ư đến địa phương đề nghị làm rõ, nhưng nay vẫn chưa có kết quả.
Thật đau đớn khi những người cùng chiến đấu với Hồ Xuân Mãn không ai xem là đồng đội, bởi ông ta đã cướp công của chính đồng đội mình. Ông Mãn còn bị chính người trong dòng tộc tố cáo, tẩy chay. Ông Hồ Văn Nghĩa, nguyên Trưởng ban an ninh huyện Phong Điền, chú ông Mãn cho rằng bị ông Mãn lừa, cho người bịt mặt đến hành hung mình. “Mãn gian dối, bịa đặt thành tích. Chạy đua để nhận anh hùng làm chi cho nhục. Giờ nó còn mặt mũi nào về quê nhìn anh em, họ hàng, làng xóm”, ông Nghĩa nói.
Các CCB tiếp tục đề nghị thu hồi danh hiệu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của ông Mãn. Năm 2010, ông Mãn là một trong ba Bí thư Tỉnh ủy tiêu biểu của cả nước được tuyên dương vì có nhiều thành tích trong cuộc vận động này. Bởi theo ông Hoàng Phước Sum: “Mãn khai bịa đặt để được anh hùng thì không đủ tư cách, đạo đức, phẩm chất để cho các thế hệ học tập, noi theo”. Trong lần biểu dương đó, ông Mãn kể lại chuyện trong một lần đi công tác về, được vợ chuyển cho tập tài liệu kèm theo phong bì, bên trong có 3.000 USD. Ông liền mang đến báo cáo cơ quan và công an. Ông Sum nói: “Chuyện này khó tin quá, không ai chứng thực cả. Không ai đi đưa tài liệu cùng phong bì mà không nói tên, nói rõ mục đích”.
CHUYỆN VỀ ÔNG “VUA CỐ ĐÔ”
Cái tên Hồ Xuân Mãn rất “nổi tiếng”. Những ngày này, người dân bàn tán sôi nổi và bày tỏ vui mừng vì T.Ư kiên quyết thu hồi danh hiệu Anh hùng đã trao nhầm và đang chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp tục xử lý cán bộ vi phạm. Ban Bí thư chưa kỷ luật ông Mãn vì căn cứ Quy định 181 của Bộ Chính trị, theo tờ trình của Hội đồng chuyên môn bệnh viện sức khỏe miền Trung thì ông Mãn đang bị bệnh hiểm nghèo. Như vậy đến khi nào cơ quan chức năng xác nhận ông Mãn hết bệnh hiểm nghèo thì mới kỷ luật?
Những người tố cáo lại cho biết, ông Mãn vẫn đi lại bình thường và vẫn xuất hiện ở nhiều nơi. Ông Hoàng Tiến Dũng, một người đứng đơn tố cáo cho biết: "Tháng trước, Mãn đi dự đám cưới con của một lãnh đạo huyện tại xã Phong Hiền, cũng có ăn nhậu. Ông Mãn hát ba bài, trong đó có bài “Cuộc đời vẫn đẹp sao”... Ngày 21-12-2013, ông Mãn ăn nhậu tại nhà cộng đồng thôn Vĩnh Hương, xã Phong An, cũng hát hò". Ngày 3-3-2013, ông Mãn có mặt trong buổi lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho GS.TS Bùi Đức Phú, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế. Và người dân xôn xao mỉa mai: Anh hùng dỏm đi dự lễ của anh hùng thật. Ngày 31-12, có mặt trong buổi lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ông Mãn ngồi ở một góc hội trường với vẻ buồn rầu...
Lúc còn đương chức, quyền lực ông Mãn đi kèm với tai tiếng. Trong bài “Đất cố đô có vua” (Báo Lao Động ngày 26-11-2005) và một số bài báo khác nói về ông cán bộ to nhất tỉnh đi nhậu ở một nhà hàng. Đoạn cao trào, “vua” ghì đầu cô gái hôn vào má trước mặt nhiều người. Cô gái vừa chửi “đồ mất dạy” vừa tát vào mặt “vua”. “Vua” liền hô hào nói chủ nhà hàng đuổi ngay cô tiếp viên. Vụ việc trên vẫn còn được nhiều người kể đến hôm nay. Ông Thương (trú phường Vỹ Dạ, TP.Huế), chủ một nhà hàng cho biết: “Trước đây, một số báo viết về ông Bí thư sàm sỡ nhân viên ở nhà hàng C.A, phường V., TP.Huế. Nhà hàng tôi tên Châu Anh, mọi người tưởng là xảy ra ở đó. Rồi khách vắng dần, tôi buôn bán không được phải trả lại mặt bằng, đi chỗ khác làm ăn. Có thể sự việc xảy ra ở một nhà hàng thân thiết của ông Bí thư. Tôi được nghe ông bí thư có “bảo kê” cho một người tên M. mở nhà hàng “Nhất Hồ”, nghĩa là: nhất Hồ Xuân Mãn và khu ăn chơi giải trí lớn ở thị xã Hương Trà. Thằng M. vốn sửa xe dạo, lang thang bụi đời nhờ có cha thân với ông bí thư mà phất lên nhanh chóng. Rồi M. thành lập Công ty vận tải Nhất Hồ nhưng sau đó tan rã từ khi ông bí thư về hưu”.
Ông Mãn có thú tiêu khiển là săn bắn chim. Cách đây 19 năm, trong một lần đi săn, đạn lạc làm chị H.T.T.P (43 tuổi, trú huyện Phong Điền) bị trọng thương. Sau chuyện đó, người dân mỗi lần thấy ông Mãn xách súng đi bắn chim thì tránh xa kẻo... lãnh đạn.
HOÀNG QUÂN
từ năm 1993 đến 02.01.2014 hành trạng hủ bại của hồ xuân mãn thiên hạ ai ai cũng tỏ tường chỉ các cơ quan Đảng & Chính quyền từ cơ sở cho đến trung ương thi nõ hay biết tí chút mô tê chi,
Trả lờiXóavà rứa là hồ xuân mãn nhảy vọt,vươn xa,vươn cao liên tù tì...khệnh khạng ưởn bụng để thủ tướng nguyễn tấn dũng gắn mề đay vì được xếp vào loại cá nhân tiêu biểu,xuất sắc trong học tập và theo theo tư tưởng,đạo đức BÁC HỒ , và tiếp thêm hí hửng ngạo nghễ phơi ngực để phó chủ tịch nước nguyễn thi doan móc mề đay ahllvtnd vì được cả hệ thống chính trị từ côi cao xuống đến huyện PHONG ĐIỀN tung hê 17 thành tích được xác lập kỷ lục theo sách lý thông .
một lũ quan chức óc toàn bả đậu cùng đắm đuối mùi ten của USD đã cho hồ xuân mãn bỏ qua,
song hồ xuân mãn đã chỏng cẳng,lấm lưng,phơi bụng bởi VC CCB PHONG ĐIỀN,THỪA THIÊN HUẾ kiên cường trong bảo vệ thanh danh cho Đảng Cộng Sản Việt Nam
Xin Quang Minh cho biết Ban Thường vụ tỉnh ủy Thừa Thiên Huế hiện tại, có bao nhiêu đồng chí là Thường vụ thời HXM làm Bí thư ?
Trả lờiXóaĐ/c: Nguyễn Ngọc Thiện
XóaỦy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND,
Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội
Đ/c: Trần Thanh Bình
Phó Bí thư Thường trực
Đ/c: Nguyễn Văn Cao
Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh
Đ/c: Hồ Viết Bá
Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy
Đ/c: Phan Công Tuyên
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Đ/c: Phạm Quốc Dũng
Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy
Đ/c: Bùi Thanh Hà
Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy
Đ/c: Nguyễn Kim Dũng
Bí thư Thành ủy Huế
Đ/c: Ngô Hoà
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh
Đ/c: Nguyễn Văn An
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh
Đ/c: Trần Phùng
Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh
Đ/c Đoàn Thị Thanh Huyền
Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
Mãn đang lộ nguyên hình con cáo đang rụng hết đuôi...THÂN BẠI DANH LIỆT.
Trả lờiXóaNhững người xun xoe đẩy Mãn lên tới TRỜI đang lộ nguyên hình những thằng cơ hội...
Bây gời có nhiều kẻ cơ hội lắm, toàn những kể cơ hội. Nhưng mình vẫn hi vọng vào tương lai vào Đảng để làm trong sạch hơn. Nhưng thời gian mình không biết khi nào? Mình tâm niệm câu của bác Hùng chủ tịch nước trong một phiên họp QH nếu đem kỉ luật hết thì lấy đâu ra cán bộ để làm việc
Xóangô yên thi,dương văn trình,nguyễn huy ngọc,nguyễn thị lan,bạch hiền,nguyễn văn quang,nguyễn văn mễ,nguyễn xuân lý...còn bị hồ xuân mãn vượt qua không cần còi xin đường huống hồ chì cái đám ba lăng nhăng ni thì chỉ là đàn cừu non mới rụng rốn năm tròng vòng kiềm tỏa của con cáo đã thành tinh 9 đuôi hồ xuân mãn.
Trả lờiXóaHọp Ban thường vụ tỉnh ủy, các đồng chí gặp nhau là cười ; Phải xây dựng mới có anh hùng chứ ( lời của lao ái..)
Trả lờiXóaLao Ái chỉ là thằng bưng bô cho anh...thường tự hào con cóc "tỉnh ủy có thế hệ vàng"...
Trả lờiXóaChủ Nhật, ngày 05 tháng 1 năm 2014
Trả lờiXóaTBT Đinh Đức Lập từng cho đăng nhiều bài "giải cứu" ông Hồ Xuân Mãn trên báo Đại Đoàn Kết
Báo Đại Đoàn Kết thời tổng biên tập Đinh Đức Lập thường xuyên xuất hiện những bài hoặc hàng loạt bài báo khiến nhiều bạn đọc không nắm rõ vấn đề chưng hửng chẳng biết nên tin vào ai, còn những bạn đọc có thông tin và bộ lọc tốt thì vừa đọc vừa muốn … ói. Chẳng hạn như hai bài viết dưới đây bênh vực ông Hồ Xuân Mãn, trong khi ông này đang bị nhiều cựu cbiến binh, cán bộ cách mạng lão thành tố cáo nhiều vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc Đảng lẫn pháp luật Nhà nước.
Nay sự thật đã rõ ràng, những sai phạm của ông Mãn đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận. Báo Đại Đoàn Kết mà ông Đinh Đức Lập là tổng biên tập chịu trách nhiệm về các nội dung đăng tải sẽ phải nói sao đây với bạn đọc của báo nói riêng và công luận nói chung về những bài viết rõ ràng có sự bẻ cong ngòi bút này?
Đây chỉ là một trong rất nhiều ví dụ, là những bằng chứng cụ thể, rõ ràng cho thấy cách làm báo, cách chỉ đạo nội dung của ông Đinh Đức Lập trong thời gian làm tổng biên tập tại báo Đại Đoàn kết là hết sức có vấn đề. Nếu không phải do trình độ nhận thức, bản lĩnh nghề nghiệp của ông Lập quá yếu kém để có thể thẩm định nội dung trước khi đăng tải thì chỉ có thể hiểu các bài viết như thế này xuất phát từ động cơ không trong sáng. Là điển hình của sự bẻ cong ngòi bút vì lợi ích cá nhân của người đứng đầu tờ báo cũng như của những người viết ra những bài báo như thế này.
Làm báo kiểu Đinh Đức Lập như dẫn chừng về vụ ông Hồ Xuân Mãn chỉ làm mất uy tín, phá hỏng truyền thống của báo Đại Đoàn kết và làm mang tiếng xấu cho MTTQVN.
Xem kết luận về những sai phạm của ông Hồ Xuân Mãn tại đây.
Vụ "Anh hùng khai man thành tích": Ông Mãn có mắc bệnh hiểm nghèo?
Trả lờiXóaDân Việt - Một cán bộ hưu trí ở TP.Huế khẳng định, thời gian gần đây ông có thấy ông Mãn xuất hiện ở nhiều nơi và đi lại bình thường. “Nếu mắc bệnh hiểm nghèo sẽ không thể đi lại như thế”.
>> Nguyên Bí thư TT-Huế bị xem xét hủy danh hiệu Anh hùng LLVTND>> Vụ "Anh hùng bị tố khai man": Khai man 15/17 thành tích Từ cựu chiến binh, cán bộ cho đến người dân bình thường ở Thừa Thiên- Huế đều khẳng định việc nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế Hồ Xuân Mãn khai man thành tích để được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND là việc làm đáng lên án và cần khẩn trương xử lý nghiêm.
Xử lý nghiêm để làm gương
Sau khi Ban Bí thư chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đối với ông Mãn, ông Hồ Văn Nghĩa (xã Phong An, huyện Phong Điền) - nguyên Trưởng ban An ninh huyện Phong Điền giai đoạn 1969-1973, từng sống và chiến đấu cùng thời với ông Mãn, thẳng thắn trao đổi với NTNN: Là người cùng quê và cùng gia tộc họ Hồ với ông Mãn, tôi thấy người dân quê tôi cũng như người trong dòng họ rất bức xúc trước việc khai man thành tích trắng trợn của ông Mãn.
>> Bấm vào đây để xem toàn bộ Vụ "Anh hùng bị tố khai man thành tích"
“Là một đảng viên, một cán bộ cấp cao nhưng ông Mãn lại dối trên lừa dưới, khai man thành tích và cướp công đồng đội. Đó là một việc làm xấu hổ và đáng lên án. Ngoài tước danh hiệu đã phong tặng cho ông Mãn, các cơ quan có thẩm quyền cần phải khẩn trương có hình thức xử lý thật nghiêm ông này để làm gương cho cán bộ, đảng viên”- ông Nghĩa nói.
Một cán bộ Hội ND tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết: Ngày 3.1, khi họp giao ban cơ quan, lãnh đạo hội đã thông báo cho cán bộ nhân viên biết tình hình vụ khai man thành tích của ông Mãn. Theo đó, cán bộ, nhân viên của cơ quan hết sức ủng hộ quyết định của Trung ương xử lý vụ việc ông Mãn.
Không chỉ giới cựu chiến binh và cán bộ, những người dân bình thường ở Thừa Thiên - Huế cũng rất đồng tình với quyết định của Trung ương về việc xử lý hành vi khai man của ông Mãn. Ông Ngô Tâm (xã Phú Thuận, huyện Phú Vang) cho biết, ông và nhiều người dân địa phương đã theo dõi vụ việc của ông Mãn qua báo chí lâu nay và rất bất bình trước hành vi khai man nói trên.
“Cá nhân ông Mãn bị xử lý là đương nhiên, vấn đề là cần phải xử lý thật nghiêm những cá nhân, tổ chức đã tiếp tay cho việc khai man của ông Mãn. Không thể nào với một quy trình thẩm định khắt khe như thế mà hồ sơ của ông Mãn lại “lọt” qua được, rõ ràng là có sự tiếp tay”- ông Tâm nói.
Ông Mãn có mắc bệnh hiểm nghèo?
Tại buổi thông báo kết luận của Ban Bí thư về vụ ông Mãn khai man thành tích, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, Ban Bí thư đồng ý chưa xem xét kỷ luật đối với ông Mãn do ông này đang bị bệnh hiểm nghèo theo kết luận của Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Sức khỏe Miền Trung.
Tuy nhiên, các cựu chiến binh tố cáo ông Mãn cho rằng, ông Mãn nói mình bị bệnh là để lẩn tránh trách nhiệm. Ngày 3.1, PV NTNN đã liên lạc qua điện thoại với ông Mãn để nắm thông tin về sức khỏe của ông. Ông Mãn nói ông đang bị bệnh rồi cúp máy.
"Thời gian gần đây ông Mãn xuất hiện ở nhiều nơi và đi lại bình thường. Nếu mắc bệnh hiểm nghèo sẽ không thể đi lại như thế”.
Ông Thái Bình Dương
Theo một số nguồn tin của Báo NTNN, hiện ông Mãn vẫn đang sống tại nhà riêng của mình ở TP.Huế. Ngày 2.1, trước khi diễn ra buổi làm việc giữa Ủy ban Kiểm tra Trung ương với các cựu chiến binh đứng đơn tố cáo ông Mãn, ông Mãn có đến Tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế để nghe thông báo kết luận về vụ việc của mình.
Ông Thái Bình Dương - một cán bộ hưu trí ở TP.Huế khẳng định, thời gian gần đây ông có thấy ông Mãn xuất hiện ở nhiều nơi và đi lại bình thường. “Nếu mắc bệnh hiểm nghèo sẽ không thể đi lại như thế” - ông Dương khẳng định.
Tại một lễ kỷ niệm lớn được tổ chức vào ngày 31.12.2013 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhiều người chứng kiến ông Mãn đến dự với tư cách đại biểu. Theo những người chứng kiến, thần sắc của ông Mãn vào thời điểm trên vẫn bình thường.
An Sơn
“Cá nhân ông Mãn bị xử lý là đương nhiên, vấn đề là cần phải xử lý thật nghiêm những cá nhân, tổ chức đã tiếp tay cho việc khai man của ông Mãn. Không thể nào với một quy trình thẩm định khắt khe như thế mà hồ sơ của ông Mãn lại “lọt” qua được, rõ ràng là có sự tiếp tay”
Trả lờiXóatờ báo điện tử này của quang minh đã thành công và có vẻ được dân huế chấp nhận như là tờ báo của mình, vậy quang minh nên tìm một cái măng sét khác cho phù hợp , hồ xuân mãn sắp làm lễ " phản khốc" rồi, để tên lão làm gì cho bẩn
Trả lờiXóanên đổi tên đi, tôi đồng ý
Trả lờiXóaChúc mừng Quang Minh,
Trả lờiXóaTôi cũng đẫ nghĩ đến việc này... các bạn nêu cho vài ý...chúng ta cùng Đảng bắt sâu...trong Đảng.
Trả lờiXóatu cay kim soi chi cua dan
Trả lờiXóatập trung đưa tin tức trong tỉnh, trong nước và quốc tế, nhấn mạnh đến đời sống của dân nghèo, góp ý cho lãnh đạo các cấp, tìm những con sâu phá hoại mạnh nhất, và biện pháp tiêu diệt. Nếu Đảng thật sự muốn chúng ta góp sức cho quê hương xứ Huế giàu đẹp , hết sâu, chúng ta đâu quản ngại.Chúc mừng Quang Minh tròn một tuổi, mong có một lễ " Thôi nôi" thật hoành tráng.
Trả lờiXóarất hoan nghênh và đồng ý với ý kiến của Anonymous ạ!
XóaLàm mới giao diện để tờ báo đẹp hơn, hấp dẫn hơn và dễ sử dụng
Trả lờiXóaHọp với Quốc Hội về thành phố trực thuộc TW đến mô rồi Quang Minh?
Trả lờiXóacộng tác viên và bạn đọc của QUANG MINH phải thuộc về DÂN mà trước hết là DÂN ít tiền,yếu thế ,nghèo mà tử tế,lương thiện.Ủng hộ Đảng Cộng Sản Việt Nam trong sạch vững mạnh,một chính đảng bài trừ tận gốc những tên "quan cách mạng"điển hình như ở THỪA THIÊN HUẾ là hồ xuân mãn,trần thanh bình,ngô hòa,nguyễn văn phương...,lũ lắm mưu mô cướp đất của DÂN đền bù thì giá bèo để phân lô bán nền tiền triệu...hãy tìm để diệt loại sâu bọ kinh tởm đã và đang núp trong các cơ quan Đảng,Nhà Nước nhằm tạo bình an cho xã hội,cho DÂN .
Trả lờiXóaÔK
Xóatỉnh ủy,ubnd tỉnh & BTC hội báo xuân THỪA THIÊN HUẾ năm ni có mời trang QUANG MINH TA tham dự hội báo xuân không hèo
XóaDường như sau lời khai của Dương Chí Dũng về ông anh đã mật báo cho mình, ngay lập tức Tòa Hà nội khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước, Có phải sự thật tòa đã biết rõ rồi, chỉ chờ họ Dương khai ra là mần liền, phải chăng đã có sự chuẩn bị của nhân vật bắt hết ,hốt hết nhúng tay từ trước rồi, đó là câu hỏi được đề cập đến nhiều nhất?
Trả lờiXóaNăm ngựa sắp đến, mong ông anh tai qua nạn khỏi,
sức khỏe sống lâu để giúp đỡ những kẻ "đáng thương "như Dương Chí Dũng. Ở Huế có đồng chí Hồ bí thư cũng có cái tâm, cái tầm như ông anh bộ CA, . Hai con người , hai tính cách khác nhau nhưng có lẽ họ có chung sự đồng cảm, kẻ tham tiền,tham địa vị, kẻ tham danh vọng và cũng lụy về TIỀN. Đó là những nhân vật " sáng giá nhất của năm 2013, một năm chứng kiến những mảnh vỡ hoàn thiện nhất từ những gương mặt xấu xa nhất trần đời.Ông anh và ông mãn có thể rút ra bài học xương máu, nhưng không bao giờ có cơ hội để sửa chữa nữa rồi, hồi chuông đã bắt đầu gióng lên, tựa như thần chết mang lưỡi hái đến tìm họ, để nói rằng , sống trên đời phải tè tốn và đừng ác như hai ông kia.
Chắc như đinh đóng cột là anh ngựa quý là nghi can số 1 trong vụ án làm lộ bí mật nhà nước , gây hậu quả nghiêm trọng rồi,
Trả lờiXóachỉ có mấy ông biết , không phải ngọ thế thì chẳng lẽ anh x
Trả lờiXóahồ xuân mãn là người được hưởng lợi từ vụ án này, mấy ngày nay nhờ chú ngựa mà anh mãn tạm thời bị quên.
Trả lờiXóangày thứ hai,12.01.2014 cán bộ công an Thừa Thiên Huế đã về trực tiếp gặp để thu thập thông tin từ các VC CCB PHONG ĐIỀN để xác lập hồ sơ vụ núp bóng "xã hội đen" để khủng bố,hành hung một số đồng chí VC CCB có liên quan đến sự kiện khiếu tố nguyên ủy viên trung ương,bí thư tỉnh ủy TT H hồ xuân mãn khai man thành tích,cướp công đồng đội để chạy danh hiệu ahllvtnd ; Đáng lưu ý chính hồ xuân mãn cùng hồ bê đương kim bí thư huyện ủy Phong Điền và một vài sĩ quan công an huyện Phong điền lại chính là những tay đầu têu núp bóng "xã hội đen"để tấn công bằng các chiêu khủng bố,hành hung VC CCB Phong Điền như các đồng chí Hồ Văn Nghĩa 83 tuổi đời với 51 năm tuổi Đảng ; Trương Văn Truyền 84 tuổi đời với 51 năm tuổi Đảng ; Huỳnh Quốc Pháp 84 tuổi đời với 56 năm tuổi Đảng ;Hoàng Tiến Dũng 71 tuổi đời với 45 tuổi Đảng...
Trả lờiXóaVC CCB huyện Phong Điền đã yêu cầu cơ quan công an tỉnh Thừa Thiên Huế điều tra,làm rõ và đưa ra làm rõ trước Pháp luật Nhà nước hồ sơ "xã hội đen"hoành hành bấy lâu tại địa phương.