Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Vấn nạn biếu quà Tết cho cấp trên

Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-01-20



Một gian hàng bán bia, rượu nhập khẩu dịp Tết, ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây.
AFP

Trong giai đoạn sắp tới Ngày Tết Giáp Ngọ 2014, nhiều ý kiến trên mạng và báo chí trong nước, kể cả những nhà có tâm huyết với quê hương, đã nhắc tới và cảnh báo về điều gọi là “vấn nạn rầm rộ biếu quà Tết cho cấp trên”. Như vậy, “vấn nạn” này ra sao?
Ăn Tết quanh năm

Trong khi nhà báo Bùi Hoàng Tám qua báo Dân Trí thắc mắc rằng “ Sao lại có loại sếp như thế nhỉ”, và đi vào chi tiết là từ nhiều năm nay, chuyện “đi Tết sếp” luôn là “nỗi ám ảnh” mỗi khi năm hết, Xuân về, nhất là đối với các nhân viên, công nhân nghèo, thì nhà báo Nguyên Hồ trên báo mạng Gia Đình nêu lên câu hỏi “làm sao kết liễu vấn nạn quà Tết?”, vì, nhà báo lưu ý, trong dịp Xuân về, những người có chức, có quyền, từ trung ương đến địa phương, đều nhận được một khối “quà khổng lồ” trong dịp này. Từ Hà Nội, TS Nguyễn Xuân Diện thuộc Viện Hán Nôm VN lên tiếng:

“Nạn quà Tết trở thành tục lệ rất xấu trong những năm gần đây – tệ nạn xấu lắm. Nó là một căn bệnh xấu xa của xã hội VN. Những món quà Tết này không phải ở góc độ tình cảm nữa, mà nó là cuộc mua bán, đổi chác hay là cuộc hối lộ được gói mỹ miều dưới cái tên gọi là “quà biếu Tết.”
Thực ra, quanh năm, cấp dưới phải cung phụng cho các sếp những món quà, món hàng trong những dịp cần phải cầu cạnh, xin-cho, tạo điều kiện làm ăn hay móc ngoặc với cán bộ đảng.
-GS Nguyễn Thanh Giang

Cũng từ Hà Nội, GS Nguyễn Thanh Giang nhận xét rằng:

“Chuyện quà Tết thì chỉ là cái dịp để cho người ta bàn bạc thế thôi. Thực ra, quanh năm, cấp dưới phải cung phụng cho các sếp những món quà, món hàng trong những dịp cần phải cầu cạnh, xin-cho, tạo điều kiện làm ăn hay móc ngoặc với cán bộ đảng, thì những món quà ấy vô cùng lớn. Tức là đảng và những đảng viên được điều kiện “ăn Tết quanh năm”, chứ không phải chỉ có dịp Tết không đâu.”

Theo nguyên Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đình Hương thì nhiều khi nhân viên biếu quà Tết “theo phong trào, chưa biếu sếp thì chưa yên tâm ăn Tết”. Và như thế là người ta “đo tình cảm bằng phong bì dày mỏng” và biến phong tục tặng quà của cha ông ngày xưa thành một loại hủ tục, góp phần sa đọa xã hội khi người nhận quà cáp từ đó làm giàu, còn người “đi Tết sếp” thì trở thành “khổ chủ” hoặc cho mục tiêu trục lợi nào đó.


Một gian hàng bán đồ trang trí Tết tại Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO.

Mặc dù có ý kiến cho biết nền kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn, nhiều gia đình thiếu thốn nhưng Tết đến vẫn nhộn nhịp, vẫn “tặng quà cho nhau”, thì TS Nguyễn Xuân Diện nhận xét rằng Tết năm nay, tình trạng này có vẻ không “rầm rộ” lắm, không có biểu hiện “ghê gớm” như những năm trước, hay là nó chưa đến ngày “rầm rộ” chăng? Bởi vì sao ? TS Nguyễn Xuân Diện giải thích:

“Bởi vì kinh tế VN hiện suy sụp quá rồi. Hiện nay, dân nguyên một tỉnh của VN xin xét, cấp cứu gấp về vấn đề ăn Tết. Vì họ thiếu gạo, họ đói quá! Công nhân ở các khu công nghiệp cũng đói kém quá, thất nghiệp rất nhiều. Còn người nông dân bây giờ thì mất hết đất, bị chính quyền các cấp cướp hết đất rồi. Cho nên họ chẳng còn cái gì nữa cả. Làng xóm thì trở nên tiêu điều. Do đó, họ cũng chẳng có cái chuyện đi biếu xén gì nữa. Còn các doanh nghiệp thì đang gặp vô vàn khó khăn. Nhiều doanh nghiệp phải giải thể; làm ăn khó khăn lắm. Những đại gia về bất động sản và chứng khoán coi như “chết rồi” khiến nhiều người phải đi bệnh viện tâm thần. Cho nên năm nay không có chuyện biếu quà Tết “rầm rộ” như mọi năm nữa.”
Chỉ thị không ai dám theo?

Được biết nhân dịp Tết Giáp Ngọ này, Ban Bí thư lại chỉ thị “thực hiện nghiêm chủ trương của đảng và nhà nước” về việc tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là “nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà Tết cho cấp trên” – điều mà công luận thắc mắc “Hà Nội năm nào cũng có yêu cầu như vậy”, trong khi GS Trần Ngọc Thêm thuộc Đại học Quốc gia TP HCM nêu lên câu hỏi rằng phải chăng chuyện tặng quà Tết ngày nay đang “biến tướng” khiến “kẻ yếu cống nạp, luồn cúi kẻ mạnh” không thể kiểm soát nỗi nên phải cấm? TS Nguyễn Thanh Giang cho rằng:

“Những “lời răn dạy” như vậy đối với các quan chức đâu phải bây giờ mới diễn ra, mà nó là chuyện xưa cũ lắm rồi. Người ta nói để mà nói, chứ ngay cả người nói cũng sẽ nhận quà, được biếu xén không dưới hình thức này cũng bằng hình thức khác; thậm chí những người ra công văn đó, những người hô khẩu hiệu đó, còn được những món quà đút lót to hơn những người không nói.”
Ở VN hiện nay, cái gì cũng là hình thức; học tập tư tưởng, đạo đức của HCM cũng là một hình thức thôi chứ chả hiệu quả gì cả.
-TS Nguyễn Xuân Diện

Theo TS Nguyễn Xuân Diện thì bây giờ, những công văn như thế, những chỉ thị như thế, có ai làm theo đâu? Thực sự ra những người mà tìm những cái lợi gì đấy trong cuộc đút lót, hối lộ này, họ có thiếu gì cách để mà đút lót, hối lộ. Và những cái văn bản cấm biếu quà Tết hay là cấm không “đi Tết cấp trên” hoặc các cơ quan nọ kia, thì đó chỉ là hình thức thôi. TS Nguyễn Xuân Diện giải thích:

“Vì Tết đến, các bộ phận văn phòng, những nơi ban bố ra cái lệnh như vậy chẳng lẽ không ra cái lệnh gì? Nên thực chất, họ ra văn bản đó chỉ là hình thức thôi chứ cũng không cấm đoán được gì đâu. Và ở VN hiện nay, cái gì cũng là hình thức; học tập tư tưởng, đạo đức của HCM cũng là một hình thức thôi chứ chả hiệu quả gì cả. Hiện càng ngày cán bộ càng sa đọa, càng yếu kém về đạo đức, mất nhân cách nhiều; và các đội ngũ công chức nhà nước - những người gọi là “cơ quan công quyền” - thì càng hư đốn nhiều. Trong những năm gần đây, người ta thấy rất rõ như thế. Cho nên những điều vừa nói chỉ là hình thức mà thôi.”

GS Trần Ngọc Thêm khẳng định rằng nếu cấp trên không thích nhận quà, tỏ thái độ dứt khoát, kiên quyết không nhận thì còn ai dám biếu nữa.

Theo GS Nguyễn Thanh Giang thì việc biếu quà và nhận quà có liên quan nhiều hạng người khác nhau. Cái gọi là tội lỗi về vụ này cũng ở chừng mực khác nhau và sự khinh bỉ dành cho những đối tượng ấy cũng nên khác nhau. Nhưng nói chung, theo GS Nguyễn Thanh Giang, những người nhận quà tội lỗi hơn những người đưa quà, thì những mức độ tội lỗi đó cũng nên xem xét từng trường hợp một.

GS Nguyễn Thanh Giang cũng không quên đề cập tới nhiều loại quà: quà sạch và quà bẩn, có quà đáng lên án, quà đáng trân trọng. Thí dụ như người học trò nhớ ơn thầy, con cái nhớ ơn cha mẹ, việc tặng quà cho thầy, tặng quà cho cha mẹ để bày tỏ lòng biết ơn thì người tặng quà và người nhận quà đều đáng trân quý. Còn trong trường hợp mấy xếp ra “lệnh ngầm” để thuộc cấp phải tặng quà hoặc chính những người cấp dưới đó tặng quà cho lợi ích không trong sạch thì những trường hợp này đáng lên án.

5 nhận xét:

  1. Quà tết là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta , cũng là chung của nền văn minh nhân loại, bản thân nó không hề xấu, trái lại ngwoif ta có thể tỏ bày tình cảm, biểu lộ sự biết ơn và lòng kính trọng> Bác Hồ là mootjm con người vĩ đại, mhwng trong cuộc đời người vẫn luôn chú trọng đến quà cáp " sữa để em thơ, lụa tặng già"
    Đến với các cháu thiếu nhi, Người cho kẹo, bánh, đến với anh bộ đôpị cụ Hồ trên mâm pháo , hay dưới chiến hào Người sẻ chia từng điếu thuốc, sao bây giờ người ta không học tập Bác ở điểm này nhỉ?

    Trả lờiXóa
  2. Để nhân viên sống trong nghèo đói là nỗi hổ thẹn!
    (Dân trí) - Thưởng tết bằng tương ớt, gạch, quần đùi, giấy vệ sinh và cả bằng… hương. Hơn một trăm ngàn lao động của của 4 tỉnh không có thưởng Tết Nguyên đán. Thưởng tết bằng căn hộ đất nền trị giá 500 triệu đồng. Thưởng tết mức cao nhất lên đến hơn 700 triệu đồng… Đó là những nét bi hài trong bức tranh thưởng tết Nguyên đán 2014.
    >> Doanh nghiệp “oằn mình” lo thưởng Tết
    >> Bảo vệ, tài xế, tạp vụ nhận thưởng Tết... 500 triệu đồng
    >> Hàng trăm công nhân đình công đòi thưởng Tết

    (Minh họa: Ngọc Diệp)
    Mỗi dịp năm hết tết đến, niềm mong đợi nóng bỏng của người lao động là phần thưởng tết. Nó không chỉ có ý nghĩa về vật chất mà còn mang nặng giá trị tinh thần. Nó là thước đo công sức của người lao động đồng thời cũng biểu hiện sự ăn lên, làm ra của doanh nghiệp. Nó còn là niềm hãnh diện pha lẫn tự hào của ông (bà) chủ và cao hơn, nó là thước đo sự tăng trưởng của cả nền kinh tế.
    Vì vậy thật mừng nếu mỗi khi xuân về, những kỉ lục thưởng tết luôn bị phá, năm sau cao hơn năm trước và tất nhiên, thật thất vọng nếu như ngược lại, năm sau thấp hơn năm trước.
    Nhìn từ góc độ này, có thể nói năm nay không phải là năm “rộn ràng” đối với nền kinh tế nước nhà. Hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động đã là điều không vui thì nhiều cơ sở có hoạt động nhưng ở mức cầm chừng. Mức tiền thưởng kỉ lục của các năm trước nhiều nơi lên đến con số tiền tỉ thì năm nay tại TP. Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế của cả nước mức thưởng cao nhất cũng chỉ dừng ở mức 709 triệu đồng.
    Thế nhưng buồn thay, còn có rất nhiều doanh nghiệp không có thưởng hoặc có thì cũng rất tượng trưng. Con số 118 ngàn người lao động của 4 tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, Phú Thọ và Thanh Hóa không có thưởng Tết Nguyên đán là nỗi buồn không nguôi trong những ngày đầu năm mới.
    118 ngàn người không có thưởng đồng nghĩa với 118 ngàn gia đình ăn tết trong thiếu thốn, hàng trăm ngàn em nhỏ sẽ không có quà tết…
    Đành rằng làm ăn có năm nọ, năm kia. Khi thành thì chủ thợ cùng hưởng. Khi bại thì chủ thợ cùng sẻ chia. Đó là lẽ đương nhiên ở đời. Thế nhưng trong số 118 ngàn người lao động không có thưởng kia có bao nhiêu ông (bà) chủ đồng cam cộng khổ với nhân viên? Liệu có hay không những ông chủ vẫn tết nhất xa hoa nhưng để người lao động đón xuân trong nghèo đói?
    Xin đừng để ông chủ bà chủ đón xuân bằng bò Mỹ, rượu tây, cây đào tết giá hàng trăm triệu hay đi du hí nước ngoài, đón xuân nơi kỳ thú mà để con cái người lao động không có nổi tấm bánh chưng hay manh áo mới.
    Làm ông (bà) chủ, để nhân viên nghèo đói đã là nỗi hổ thẹn nhưng nếu như mình sống xa hoa trên sự nghèo đói của người lao động thì đó là tội ác.

    Bùi Hoàng Tám

    Trả lờiXóa
  3. Em chỉ có tình đây làm quà Tết biếu sếp

    Đời sống & Pháp luật - 23/01/2014 05:15 1 tin đăng lại 00 Tin gốc

    (ĐSPL) – Mấy ngày giáp Tết, mật độ lão đưa tôi đi tiếp khách dày đặc, tối về, tôi chỉ kịp tỉ tê “Em chỉ có tình đây cho anh” là lão sếp già đã cười đắc chí ôm hôn mặn nồng. Thế đấy, quà tết biếu sếp của tôi chỉ thế thôi!

    Làm tư quen rồi, bước chân vào chốn nhà nước "xa hoa" này tôi mới biết, có lắm thứ thủ tục rườm rà mà quan liêu đến như thế. Ai đời trước ngày lễ tết cả tháng trời, mọi người đã bàn tán, xì xào chọn quà biếu sếp. Tôi định lờ đi như những năm trước - khi còn làm ngoài, nhưng một bà chị mách nước, muốn giữ ghế thì đừng bỏ qua cơ hội…

    Nhưng cơ hội vội đến với tôi lại khác với các bà chị kia, lão sếp già có ý dòm ngó tôi từ lâu. Vừa không mất tiền, mất sức săn quà độc lấy lòng sếp, vừa dễ dàng được cất nhắc, việc gì tôi bỏ qua cơ hội này. Chiều nào cũng vậy, khi các cô các chị về gần hết, “sếp già” lại mò sang phòng tôi chuyện trò, hỏi han. Có hôm, tôi trốn về sớm lo việc gia đình là kiểu gì, lão cũng gọi điện quát tháo. Biết ý, tôi thường nán lại làm khuya để chiều lòng sếp.

    Gần cơ quan tôi có một quán cà phê yên tĩnh, bài trí đậm nét cổ đồng quê, biết rằng kiểu gì lão sếp cũng thích nơi này nên chủ động mời sếp đến đó trò chuyện. Ban đầu là tỉ tê công việc, sau là hỏi thăm chuyện gia đình. Lão sếp kể, bà vợ già của lão dạo này chán lắm, đã không “làm ăn” được gì lại còn hay lắm lời. Hết yêu sách đòi lão “cúng” hết tiền lương, còn nhắc nhở cái khoản quà cáp của đám nhân viên. Thực lòng, lão hiểu nỗi khổ của cấp dưới nhưng để chiều lòng bà vợ già, lão đành xa xôi với các cô các anh như vậy…

    Như nắm được “thóp” của lão, tôi chuyển sang tỉ tê hoàn cảnh của mình. “Em tuy đã một đời chồng nhưng anh chồng cũ của em rõ chán ngắt, không có khả năng sinh con, đã thế còn đèo bòng đám em nheo nhóc còn ăn học, bà mẹ già suốt ngày ốm đau bệnh tật. Mà có mỗi thế đâu, gia đình em cũng có khá giả gì, bố bỏ mẹ con em từ lúc em còn nhỏ. Một mình mẹ nuôi em khôn lớn. Giờ đi làm như thế này nhưng cũng không yên tâm vì mẹ già còn đang một mình ở quê”.

    Được lời như cởi tấm lòng, sếp đặt nhẹ bàn tay lên đùi tôi bảo, “Không sao, không quà thì còn tình chứ em”. Thầm nghĩ trong lòng, thứ tình lão nói đến tôi thừa hiểu, dù sao vừa không tốn kém sức lực, tiền bạc lùng sục quà cáp, tôi lại dễ dàng được lão để mắt tới. Tôi cũng nhẹ nhàng đặt tay lên bàn tay sếp cười hiền…

    Phóng to

    Ảnh minh họa
    Từ tối hôm đó, hầu như chiều nào lão cũng đưa tôi đi, hết gặp đối tác, ăn uống, nhậu nhẹt, đến ngắm cảnh đêm. Sau đó là những nụ hôn, cái ôm và làm tình vội vã trong nhà nghỉ. Thú thực, tôi lại thấy yêu đời hơn cái thời cứng nhắc giữ mình trước đó. Tôi chú ý đến vẻ ngoài hơn, chú ý tìm hiểu những sở thích quái đản của lão sếp già hơn. Dù biết rõ chả thể yêu nổi lão nhưng lại quý cái công lão giúp tôi thay đổi hẳn bản thân mình. Không những thế, sau hai tháng cặp kè, lão đã đưa tôi lên làm phó phòng.

    Tết gần đến, tôi chẳng phải đi tìm quà cáp mà trái lại, lão lại đi lùng của ngon, vật lạ cho tôi. Không nói điêu ngoa chứ nước hoa, quần áo hàng hiệu ngày nào lão chẳng đưa tôi đi sắm. Quà cứ đầy mà tình cứ đưa, vừa được hưởng vừa có lợi, dại gì mà tôi không đưa đẩy.

    Thú thực, tôi thấy thương thay cho các chị các anh. Cứ hễ ngày lễ, ngày tết là lại tất bật “mò” đến nhà sếp biếu xén, chuyện trò lấy lòng. Có anh còn chầu chực đưa đón, đến cả cái khóa cửa nhà sếp hỏng cũng tìm cách sửa sang cho bằng được. Lại có kẻ hết “ton hót” ở cơ quan còn mệt sức kiếm em này em kia cho sếp giải trí. Nghe kể tôi lại thấy buồn cười.

    Tôi đây chỉ cần tối tối bên lão, rót vào tai lão những lời mật ngọt là có tất cả. Mấy ngày giáp Tết, mật độ lão đưa tôi đi tiếp khách dày đặc, tối về, tôi chỉ kịp tỉ tê “Em chỉ có tình đây cho anh” là lão sếp già đã cười đắc chí ôm hôn mặn nồng. Thế đấy, quà tết biếu sếp của tôi chỉ thế thôi!

    Lahong…@gmail.com

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa