Phản hồi bài “Việt Nam trơ trọi do đâu?” của Nguyễn Tiến Dũng
Nguyễn Trần Sâm
Trên Quê Choa 10-5 có bài “Việt Nam trơ trọi do đâu?” của Nguyễn Tiến Dũng ( Xem tại đây!). Tác giả viết bài này như một lời nhắn gửi tới tôi, kẻ đã viết bài “Việt Nam trơ trọi” đăng trên blog Lề Trái của nhà văn Đào Hiếu hôm 8-5.
Trước hết, xin cảm ơn anh Nguyễn Tiến Dũng đã chú ý đến bài viết của tôi và có ý tâm sự với tôi. Cũng xin nói là tôi đồng ý tới 2/3 những nhận định của anh, và có phần xúc động vì những suy tư trăn trở của anh. Tôi đồng ý rằng tính cách người Việt ta còn lắm cái phải bàn.
Ngay từ khi còn trẻ, vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, tôi cũng đã có những năm tháng ăn học ở xứ người, và khi đó đã thấy khá buồn vì cách hành xử của nhiều người đồng bào với những mối quan tâm vụn vặt (đặc biệt khi có vấn đề liên quan đến quyền lợi, dù rất nhỏ, những người đó không giấu nổi sự quan tâm quá mức trước những mngười bạn nước ngoài). Và mới đây thôi, cái con số 1000 vụ ăn cắp do người Việt thực hiện ở Nhật cũng làm những người đồng bào có lòng tự trọng thấy tê tái lòng. Trước đây, tôi tránh nói về những chuyện như vậy, sợ bị mọi người ghét, coi như kẻ dám thóa mạ chính dân tộc mình. Nhưng giờ đây thì có quá nhiều chuyện…
Và tôi đồng ý với anh Dũng rằng sự trơ trọi của Việt Nam ta có liên quan nhiều với tính cách người Việt.
Nhưng có một điểm mà tôi không hoàn toàn nhất trí với anh Dũng. Anh nói: “Xin đừng nói là cái nào quyết định hay cái nào quan trọng hơn vì như thế e là sẽ chính trị hóa vấn đề.” Anh không muốn chính trị hóa vấn đề. Tôi cũng không có nhu cầu đó. Nhưng (và vì) khi tôi viết bài “Việt Nam trơ trọi” thì chính vấn đề được đề cập đã là vấn đề chính trị rồi! Còn vấn đề trong bài viết của anh thì đúng là phi chính trị. Nhưng hai bài viết đề cập đến hai mối quan hệ khác nhau: tôi nói đến quan hệ giữa các quốc gia, còn anh nói về quan hệ giữa những con người thuộc các dân tộc khác nhau trong cuộc sống hàng ngày.
Vì ngay từ đầu tôi đã nói đến vấn đề chính trị, nên tôi không hiểu tại sao lại không nên nói cái nào là quyết định. Có thể trong quan hệ dân sự thì như thế thật, nhưng trong quan hệ giữa các quốc gia thì cách hành xử của những người thuộc một dân tộc không phải là yếu tố quyết định để quốc gia đối tác xác định mức độ quan hệ. Cái quan trọng nhất quyết định quan hệ giữa hai quốc gia là vấn đề quyền lợi (của quốc gia hoặc tập đoàn cầm quyền).
Việc Hoa Kỳ thời Clinton xúc tiến việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam có lý do chính là sự thúc ép của giới chủ ở Mỹ, vì thị trường Việt Nam, tuy không đem lại tổng lợi nhuận lớn như vài nơi khác, nhưng hứa hẹn lãi suất rất cao, chứ không phải vì người Mỹ yêu người Việt (chính anh Dũng rất hiểu điều này). Tuy nhiên, cũng vì quyền lợi, hiện tại Hoa Kỳ không muốn bênh vực Việt Nam, vì việc bênh vực này chưa đem lại ích lợi gì đáng kể cho Hoa Kỳ. Ngược lại, những mất mát trong việc quan hệ với Trung Quốc xấu đi khi Hoa Kỳ bênh vực Việt Nam làm Hoa Kỳ phải suy tính. Nếu nói về thái độ của người Mỹ thì chắc là đối với người Trung Hoa họ không có thiện cảm nhiều hơn với người Việt Nam. Trong khi đó, liên minh với Nhật Bản (hay Hàn Quốc, Philippines) bảo đảm cho Mỹ rất nhiều quyền lợi, trong đó có vấn đề an ninh của chính nước Mỹ, nên nếu Trung Quốc gây hấn với Nhật Bản thì thái độ của Mỹ sẽ khác hẳn, Mỹ sẽ đứng hẳn về phía người Nhật (bất kể nhiều người Nhật thường xuyên đi biểu tình đòi quân Mỹ rút khỏi Nhật Bản).
Quyền lợi cũng là động lực chính để các nước tư bản thiết lập quan hệ làm ăn với Việt Nam hay Trung Quốc, trong khi trong thâm tâm họ chẳng coi chính quyền hai nước này ra gì. Quyền lợi cũng là lý do dẫn đến hai quốc gia có quan hệ đồng chí lại cắn xé nhau. Và không phải chỉ bây giờ. Năm 1969 Trung Quốc đã đánh nhau với Liên Xô, và năm 1979 là với Việt Nam.
Tất nhiên, tư cách các nhà lãnh đạo hay tập đoàn cầm quyền của một quốc gia cũng ảnh hưởng đáng kể đến thái độ của quốc gia khác đối với nước họ. Hoa Kỳ không thể hết lòng với Việt Nam vì không thể tin rằng những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam lại trung thực với họ, trong khi vẫn muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc để duy trì chế độ. Nhưng suy cho cùng, đó cũng là vì quyền lợi: chơi với kẻ thiếu trung thực thì quyền lợi khó được bảo đảm.
Trong sự trơ trọi của Việt Nam hiện nay, trách nhiệm chủ yếu thuộc về chính sách đối nội, đối ngoại của những người điều hành đất nước.
Xin có mấy lời như vậy để trao đổi với anh Nguyễn Tiến Dũng. Xin gửi tới anh lời chào trân trọng.
theo TUỔI TRẺ online sáng 15.5.2014 Phú văn lâu bị sập
Trả lờiXóatheo THANH NIÊN online sáng 15.5.2014 A LƯỚI bị động đất
trang này nói ôn mãn và bầy sâu to nhỏ của ôn nên tập trung vào tiêu đề để phân tích đưa tin hầu sớm có phán quyết sớm việc thu hồi danh hiệu và tinh chính xác ngày vào đảng của ôn
Trả lờiXóaVụ ôn Mãn sao thấy im re rứa hè.
Trả lờiXóa