Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Trong họa có phúc?


Trung Ngôn
Theo BVN

Trước làn sóng ồ ạt của Trung Quốc, lợi dụng chính sách thông thoáng, cùng với thái độ cúc cung tận tụy (chủ yếu vì cái bả lợi lộc cho cá nhân, phe nhóm) của các quan chức nhà mình từ trên xuống dưới, họ đã dễ dàng làm chủ được hàng ngàn km2 đất đai tại các khu vực hiểm yếu về an ninh, quốc phòng, các cảng nước sâu có vị trí phòng thủ chiến lược, ở khắp các tỉnh biên giới phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên với thời hạn thuê (như bán đoạn) 50 đến 70 năm và nó nghiễm nhiên biến thành lãnh địa bất khả xâm phạm của Trung Quốc.


Đội quân thứ năm trá hình khoác áo “hợp tác đầu tư thương mại” ùn ùn kéo sang đông như hội, dựng nên hàng loạt làng Trung Quốc, xã Trung Quốc, phố Trung Quốc ở khắp nơi, vượt khỏi tầm kiểm soát (một phần do buông lỏng cùng với thả lỏng vì cái lợi trước mắt) của cơ quan công quyền. Nhận rõ mưu sâu, kế hiểm này nhiều người đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ xâm lấn đang đến gần. Riêng tôi đã suy nghĩ và xác định không còn ở tầm nguy cơ nữa mà là hiểm họa đã sát nách. Gần đây tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã chỉ thẳng ra là: “Chẳng phải là đã mất nước từng phần là gì?”. Những cảnh báo đó không làm lay chuyển được lòng hăng say của những ai đó vẫn quyết cướp đất của dân để dâng hiến cho “đối tác tốt” mà điển hình như ở Nam Định và Hà Tĩnh. Tất cả những diễn biến kể trên đều có thể đặt cho nó cái tên là: Tự rước họa!
Rước họa thì họa đến! Sự kiện cách đây chỉ chưa đầy hai tuần, giàn khoan dầu khổng lồ HD-981 chính hiệu “bốn tốt” đã được ngang nhiên đặt vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khẳng định hùng hồn những nhận định của các trang mạng xã hội và cũng chứng minh tính tất yếu của chính sách đối ngoại nhu nhược mang dáng dấp “khổ nhục kế” đã đến lúc phải trả giá.


Rõ ràng HỌA đã đến, nhưng liệu trong HỌA có PHÚC không? Tôi nghĩ rằng có, theo nguyên lý triết học cũng như qua kinh nghiệm thực tiễn. Nhưng có đến mức độ nào, điều quyết định là phải nhận rõ nguyên nhân dẫn đến tai họa và có thực tâm cùng quyết tâm biến họa thành phúc hay không?
Cái phúc lớn nhất đã hé lộ là toàn thể người Việt Nam dù bất cứ ở đâu, làm gì, khuynh hướng chính trị thế nào đều có thể gạt sang một bên để hướng vào mục tiêu số 1 là chống bành trướng xâm lược phương Bắc. Lòng căm thù lũ giặc truyền kiếp đã thấm vào huyết quản của biết bao thế hệ người Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử.


Cái phúc thứ hai là nó làm cho không ít người lâu nay vẫn mơ hồ, tin tưởng mù quáng vào những thủ đoạn lừa bịp của gã “đồng chí tốt” với cùng ý thức hệ “bốn phương vô sản đều là anh em” phải giật mình tỉnh ngộ qua câu ngạn ngữ: “ Chim tham ăn sa vào vòng lưới/ Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu” để bớt đi tình trạng đã khá phổ biến vì tham lam, mù quáng mà “đút mồi cho giặc” (lời vua Lê Thánh Tông), gây hại cho đất nước, dân tộc và cũng là cho chính mình.


Cái phúc thứ ba là thông qua sự kiện này, ai là người yêu nước chân chính, ai là người nửa tỉnh nửa mơ, mắc tội lỗi chỉ vì động cơ trục lợi, và đặc biệt những hậu duệ của Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, dần dần lộ mặt. Qua thực tế, quần chúng nhân dân cũng nhìn rõ chân tướng của từng nhân vật bên trong thì đã “bán mình cho quỷ dữ” bên ngoài vẫn nhân danh vì nước vì dân đã gây ra biết bao oan khuất cho dân lành và hãm hại những người chính trực.


Cái phúc thứ tư là sau những bài học đau xót này nhân dân hy vọng những người “cầm cân nẩy mực” quốc gia sẽ có cái nhìn chính xác hơn ai là bạn, ai không thể và không bao giờ có thể là bạn chân thành; đâu là thế giới văn minh, tiến bộ, đâu là dã man, tàn bạo; đất nước cần đi lên giàu có, hùng mạnh, trở thành một cường quốc thế giới, nhân dân được no ấm, tự do, dân chủ thật sự chứ không phải một đất nước đầy bất ổn, tụt hậu, yếu kém, lép vế, phụ thuộc, luôn bị đè nén, chèn ép, nhưng lại được mỵ dân bằng những lời sáo rỗng đầy ảo tưởng.


Cái phúc chính là cái được. Thúc đẩy cái được để nó sinh sôi nảy nở đang là cơ hội trong tầm tay của chúng ta. Hãy nắm lấy nó vận hành nó một cách thông minh sáng tạo, kiên quyết tạo ra thế và lực đẩy lùi cái họa và lấy lại được những gì đã mất. Tôi tin chắc rằng: Lịch sử dân tộc Việt Nam không và nhất định không thể có mệnh đề ngược lại. /.

5 nhận xét:

  1. khong lo đã có AHLLVT mãn ra đàm,đánh

    Trả lờiXóa
  2. Lô gic của những cái nhất không đáng tự hào của Việt Nam
    Hút thuốc thì phải có tí bia ----> có bia thì phải có cầy tơ ----> mà ăn cầy tơ thì phải trai gái ---> nên nạo phá thai-----> phá thai xong thì hết tiền -----> ăn mì gói
    Một người Singapo NSLĐ bằng 15 người VN, ngược lại 1 người VN uống bia bằng 15 người Singapo.
    Giá thuốc lá rẻ nhất thế giới: Việt Nam là nơi có giá thuốc lá rẻ nhất thế giới cũng là nơi có thể mua thuốc lá dễ nhất thế giới. Tỷ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới với 47,8%. Việt Nam có hơn 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá.
    Uống 3 tỷ lít bia/năm: Dù kinh tế suy thoái, GDP giảm sút, ngành bia vẫn tăng trưởng đều đặn với mức 10%/năm và người Việt càng ngày uống bia càng nhiều, luôn nằm trong top 25 nước uống bia khủng khiếp nhất thế giới, thứ 3 của châu Á, và nhiều năm liên tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Theo Tổ chức nghiên cứu thị trường Eurowatch, năm 2012 VN đã tiêu thụ 3 tỉ lít bia, gấp 3,5 lần so với năm 2004. Lượng bia sử dụng trung bình/người/năm là 32 lít, xếp thứ nhất khu vực ASEAN và thứ ba châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản). Nếu chỉ tính trung bình 22.000 đồng/ lít bia thì người Việt đã tiêu 3 tỉ USD/năm. Vượt xa so với hai nước đứng ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và Philippines.
    Ăn 5 triệu con chó/năm: Liên minh Bảo vệ Chó châu Á (ACPA) vừa công bố, chỉ riêng tại Việt Nam, hàng năm ước tính có khoảng 5 triệu con chó bị giết để phục vụ nhu cầu tiêu thụ thịt của con người. Con số trên là quá lớn so với sức tiêu thụ thực phẩm ở nước ta. Chưa nói đến vấn đề nhân đạo như những nước khác, chỉ cần nói đến những hệ lụy thực tế của nó thôi cũng đủ để chúng ta phải ghê rợn.
    Việt Nam tìm kiếm từ khóa "sex" nhiều nhất thế giới: Trước đó, Ấn Độ và Ai Cập được coi là 2 quốc gia có tỷ lệ người tìm kiếm "sex" nhiều nhất trên Google. Tuy nhiên, vị trí này đã thuộc về Việt Nam. Thống kê riêng trong lãnh thổ Việt Nam, thủ đô Hà Nội là địa phương có lượng người truy cập "sex" trên Google đứng đầu cả nước.
    Tỷ lệ nạo phá thai lớn nhất thế giới: Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, bình quân mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo (chiếm 20% trong tổng số ca nạo phá thai), cao nhất so với các nước Đông Nam Á và thứ 5 thế giới. Tình hình nạo phá thai có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
    Ăn 5 tỷ gói mì/năm: Không riêng thịt chó, bia tiêu thụ mì gói của Việt Nam cũng thuộc hàng top trên thế giới. Báo cáo của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới tại Nhật Bản (WINA) đưa ra hồi giữa năm 2013 cho thấy, Việt Nam tiêu thụ mì đứng thứ tư với hơn 5 tỷ gói mỗi năm. Việt Nam hiện có khoảng 50 doanh nghiệp mì ăn liền, sản xuất gần 50 tỷ gói một năm, theo thống kê của Bộ Công Thương tháng 7/2012. Việt Nam cũng là nước tiêu thụ mì hàng đầu châu Á với số lượng 1 – 3 gói một người mỗi tuần.

    Trả lờiXóa
  3. Thịt lợn, thịt bò đắt nhất: Hiện giá thịt bò hơi mua tại Úc là 2 USD/kg, gánh thêm 5% thuế nhập khẩu, phí vận chuyển và các chi phí khác, khi về đến Việt Nam giá 1 kg thịt bò hơi Úc chưa đến 60.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá bò hơi Việt Nam lại ở mức trên 70.000 đồng/kg. Tại các siêu thị, thịt bò Úc được ưa chuộng vì mềm, ngon, chất lượng và không chênh lệch hơn giá thịt bò trong nước là bao nhiêu. Tại thị trường TP HCM, các hệ thống bán hàng của nhà cung cấp thực phẩm lớn nhất thành phố như Vissan đã không còn thấy thịt bò Việt Nam.
    Giá sữa cao nhất: Theo số liệu mới nhất, Việt Nam là một trong 20 nước nhập khẩu sữa nhiều nhất thế giới. Tính trung bình, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sữa các loại, chủ yếu là sữa và kem cô đặc, pha chế. Trong dòng sữa nước có tới 70% là sữa hoàn nguyên (sữa pha lại). Đây là nguyên nhân khiến giá cả sữa hoàn nguyên còn đắt đỏ hơn cả sữa tươi sạch.
    Giá đất đắt nhất: Thống kê mới nhất của Numbeo (một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia trên thế giới) cho thấy chỉ số giá nhà trên thu nhập tại Hà Nội lên đến 34,59 lần, đứng thứ 4 trong số gần 400 thành phố trang web này khảo sát. Giá nhà Hà Nội chỉ thấp hơn Phnom Penh của Campuchia (45,45), Tbilisi của Georgia (45,33) và Thẩm Quyến của Trung Quốc (35,14). Theo thống kê này thì giá nhà đất tại Hà Nội hiện tại cao hơn nhiều tại Hong Kong, Bắc Kinh, Thượng Hải, Bangkok khi so với thu nhập trung bình. Giá nhà đất tại Hà Nội vượt xa giá nhà tại TP HCM trung bình 11,02 lần.
    Giá xe cao nhất: Theo cam kết tại Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA), ô tô nguyên chiếc chở người dưới 9 chỗ trong khu vực này nhập khẩu vào Việt Nam sẽ chỉ có mức thuế suất là 0% vào năm 2018, còn theo cam kết WTO thì tất cả các loại ô tô chở người đều quy về một mức thuế suất nhập khẩu là 47%. Thế nhưng, các loại thuế và lệ phí liên quan lại đang tăng lên. Hệ quả là người tiêu dùng Việt Nam phải mua xe đắt gấp 2-3, thậm chí 4 lần so với thế giới, dù mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng 1/50 của Mỹ.
    Phí bệnh viện cao nhất: Người dân Việt Nam đang phải chịu mức viện phí cao ngất ngưởng nhưng nhiều dịch vụ không được như ý muốn. Theo lộ trình tăng viện phí vừa được Phó thủ tướng Võ Văn Ninh chấp thuận thì năm 2014 sẽ tiếp tục tăng phí tại khu vực điều trị. Điều này khiến dư luận nghi ngại bởi sau gần 1 năm thực hiện việc tăng viện phí, chất lượng ngành y vẫn chưa được cải thiện.
    Viện phí mới được tính theo hướng đủ 7/7 yếu tố cấu thành, trong đó có tiền lương, phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật... Trong khi viện phí hiện hành (có 407 dịch vụ mới tăng giá giữa năm 2012) mới tính 3/7 yếu tố.
    Năng suất lao động thấp nhất: Một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố cho thấy năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất Châu Á – Thái Bình Dương (những nơi có thể thu thập số liệu) – thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng một phần năm Malaysia và hai phần năm Thái Lan.

    Trả lờiXóa
  4. Kêu anh hùng Hồ Xuân Mãn ra biển Đông đi mấy bố ơi

    Trả lờiXóa
  5. chuyến ni mà hồ xuân mãn xung phong qua Tầu khựa để làm thuyết khách khuyên lơn tập cận bình dẹp bỏ hd 981 khỏi biển đông thì mới đáng măt danh hiệu ahllvtnd

    Trả lờiXóa