Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Một con người như thế...

BỘ TRƯỞNG TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN
(Dưới góc nhìn của bác Tô Văn Trường)

....."Các vị chính khách ở nước ta “có vấn đề” được người dân dễ nhận thấy như Bộ trưởng Y tế, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Công thương, Văn hóa thể thao và du lịch, Tài nguyên & Môi trường vv… nhưng để chỉ ra Bộ trưởng đích thực của nhân dân trong mấy khóa gần đây thì ông Trương Đình Tuyển cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại là một gương mặt nổi bật.

Các thông tin tư liệu về ông Tuyển trong cả 2 vai trò lãnh đạo Bí thư tỉnh ủy Nghệ An hay Bộ trưởng Bộ Thương Mại, đều cho thấy dấu ấn về tâm và tầm của người lãnh đạo. Ông Võ Văn Kiệt (Sáu Dân), ông Bảy Nhị (nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang) kể cho tôi nghe nhiều giai thoại về ông Tuyển .

Ông Sáu Dân kể, mỗi lần họp Chính phủ nghe ông Tuyển phát biểu rất khó nghe theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Giọng xứ Nghệ nặng trịch (đôi lần Phó Thủ tướng Phan Văn Khải khi đó nửa đùa, nửa thật đề nghị Thủ tướng có phiên dịch). Nội dung phát biểu của ông Tuyển, luôn đi thẳng vào những vấn đề nóng bỏng nhất của đất nước, “đụng chạm”, khó nghe nhưng suy ngẫm, rất thấm thía. Ông Sáu Dân rất quý trọng những người như thế!

Ngay cả khi ở cương vị bí thư tỉnh ủy (Ủy viên trung ương Đảng) trong một lần họp Trung ương, ông Tuyển say sưa phát biểu theo suy nghĩ của mình thì ngay buổi tối hôm ấy, bị Tổng bí thư Đỗ Mười “hỏi thăm sức khỏe” (ngôn từ của ông Sáu Dân). Tôi đã kiểm chứng, thông tin này là đúng sự thật, đại ý Tổng bí thư gọi điện thoại xạc cho ông Tuyển khoảng 20 phút vì, vào Trung ương để quán triệt chủ trương của Đảng chứ không phải là “cầm đèn chạy trước ô tô”!?

Ngay cả khi đã nghỉ hưu, ông Tuyển vẫn giữ khí phách và phẩm chất của người trí thức luôn thẳng thắn, trí tuệ, tìm ra “nút thắt” và kiến nghị các giải pháp hữu hiệu đóng góp vào sự phát triển vững bền của đất nước. Trong Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân năm 2014 được tổ chức tại Hạ Long ngày 28/4 vừa qua, ông Trương Đình Tuyển một lần nữa đã công khai thẳng thắn phát biểu vấn đề gai góc nhất, đụng vào thể chế, là về vai trò của xã hội dân sự trong phát triển kinh tế, là trụ cột thứ ba trong sau vai trò của thị trường và Nhà nước. Thông điệp đầu năm của Thủ tướng đã đề cập dân chủ là xu thế khách quan trong sự phát triển của loài người. Mà đã thừa nhận là xu thế khách quan thì phải mở rộng dân chủ và đương nhiên phải tôn trọng vai trò của xã hội dân sự, được ông Tuyển phân tích, minh họa một cách ngắn gọn, sống động, đầy thuyết phục....."

4 nhận xét:

  1. “Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”.

    Có lẽ với nhiều người khác, điều ngạc nhiên với họ là vì sao phải thừa nhận xã hội dân sự trong khi nó tồn tại khách quan bất kể ý thức chủ quan của bất kỳ ai.

    Ông Tuyển, một lần nữa, lại nói ngay vào bản chất của vấn đề “xã hội dân sự” tại Việt Nam: “Hiện nay ta đang cấm kỵ dùng cụm từ xã hội dân sự, tôi đồ rằng chúng ta kỵ cụm từ này cũng như từng kỵ thể chế kinh tế thị trường vì coi đó là cấu trúc kinh tế của kinh tế tư bản. Và bây giờ mình đang coi xã hội dân sự là sản phẩm của nền chính trị tư sản. Đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật”.

    Trả lờiXóa
  2. Thơ TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN
    VÔ ĐỀ 1

    Em thoảng qua như ngọn gió vô tình
    Chưa đủ mát mà xốn xang đến vậy
    Anh muốn giữ
    Gió ơi
    Cho hương về
    Men dậy
    Mà tần ngần nên để gió đi xa
    .

    VÔ ĐỀ 2

    Hồn nhiên em đến rồi đi
    Ngẩn ngơ anh cứ mê si một mình
    Trời cho em nét xinh xinh
    Lại cho anh thói đa tình đó em
    .

    VÔ ĐỀ 3

    Không giữ được lòng mình
    Liều hôn em lên tóc
    Dịu một chút tương tư
    Thế là lòng thổn thức
    Biết rồi ra xa cách
    Vô cảm mãi không đành
    Nên nghìn nghìn sợi tóc
    Toả hương thầm sang anh

    Trả lờiXóa
  3. "Tôi thấy rất khó, vì ở trung ương, các ông lãnh đạo cấp cao luôn luôn nói đến dân chủ, đến dân, rồi đến nhân quyền, rồi phải thể hiện cán bộ là đầy tớ của dân, nhưng mà nói trên lý thuyết thôi, còn trên thực tế bản thân các ông cũng không kiểm soát được ở địa phương người ta làm gì,

    "Và thứ hai, chính quyền địa phương liên kết với nhau trở thành một thế lực, người ta gọi là nhóm lợi ích, tìm cách bênh che cho nhau, tìm cách để cho cấp trên không thể làm gì được."

    Trả lờiXóa
  4. Hội chứng Phét...
    Hơn 2.000 tỉ đồng cho Festival đờn ca tài tử: “Đồng bào có chấp nhận không?” - Sau Festival, hết tiền làm đường, kéo điện...
    Festival đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất (gọi tắt Festival) do Bạc Liêu đăng cai vừa khép lại, tuy nhiên, trong chuyến về dự lễ khai mạc Festival đờn ca tài tử tại Bạc Liêu (từ ngày 25 đến 29/4), Thủ tướng Chính phủ đã nói với lãnh đạo tỉnh: “Đêm qua tôi chú ý đồng chí bí thư nói cảm ơn đồng bào đã chấp nhận khó khăn để cho Festival tổ chức thành công. Nghe xúc động nhưng đồng bào có chấp nhận không trong điều kiện khó khăn quá thế này!”.
    Theo các báo cáo chưa đầy đủ từ các ban quản lý dự án đến Ban tổ chức Festival, có trên 20 công trình được xây dựng, với giá trị đầu tư trên dưới 2.000 tỉ đồng, chưa kể chi phí tổ chức lễ hội. Tất cả công trình này được xây dựng với lý do để phục vụ Festival. Tuy nhiên, khi Festival diễn ra, nhiều công trình quan trọng đã không được đưa vào phục vụ như mục đích xây dựng ban đầu.
    Quái đản là theo Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, ông Võ Văn Dũng, đã nói về những khó khăn tỉnh mình, nghe qua ai cũng xót. Theo đó, bí thư cho biết bệnh viện tỉnh đang quá tải, nhiều bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang, bệnh nhi hai, ba cháu nằm chung giường (cần đầu tư 767 tỉ đồng); còn 13/50 xã ô tô chưa đến được, trong đó có 11 xã chưa có đường ô tô, hai xã có đường nhưng xuống cấp (cần 800 tỉ đồng); tỉnh cũng còn đến 371 tuyến dân cư nghèo, đồng bào dân tộc chưa có điện (cần đầu tư 203 tỉ đồng); cán bộ huyện Vĩnh Lợi đang làm việc trong những khu nhà tiền chế ọp ẹp, vì chưa được đầu tư xây trụ sở; nhiều vùng sản xuất của nông dân Bạc Liêu đang thiếu nghiêm trọng hệ thống hạ tầng, thủy lợi…
    TTT Huế cũng mới tổ chức Festival (Phét), kinh tế thì chắc thua Bạc Liêu rồi, và chi phí (hay lãng phí) cũng không kém, sợ rằng là hơn nữa, dân chịu có thấu không????????????????

    Trả lờiXóa