Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Khi niềm bị mất...mất hết.

Gửi anh Nguyễn Trân Sâm.
Lê Tiến Dũng
Tôi thấy đúng là chúng ta trơ trọi một mình. Thế nhưng chúng ta trơ trọi do đâu? Để tìm cho đầy đủ nguyên nhân (và nên tìm cho đầy đủ để còn khác phục) tôi chỉ xin nêu một số vấn đề sau.

Con người VN cụ thể là người thế nào? Để trả lời câu này có lẽ cách hay nhất là xem cảm tưởng người nước ngoài như thế nào sau khi tiếp xúc  với người Việt.


Có một chuyên gia Đông Đức (cũ) vô cùng nhiệt thành với  hai chữ Việt Nam (VN).  Sau chiến tranh VN (1975) chị đã sang Việt Nam làm việc hai lần vào những năm cuối của thập kỳ 70. Trước khi về nước, nhà nước ta có ý định tặng chị huy chương hữu nghị. Chị từ chối và nói rằng:" Trước khi sang VN, tôi đã 2 lần hiến máu cho VN. Bây giờ dù có xin thì một giọt tôi cũng không cho nữa". Cách hành xử của cá nhân chị này tương tự với cách hành xử môt quốc gia khác là Thụy Điển (TĐ). Trong những năm khó khăn nhất của VN, TĐ vẫn tiếp tục dự án trên 300 triệu đô la Mỹ để xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng. Nhưng bây giờ thì sao? Không đặt sứ quán tại VN nữa (may là chưa nói cắt đứt quan hệ), hình như có lí do là vì con người Việt cụ thể.

Một Giáo sư người Bỉ đến VN và đem theo một dự án gần 1 triệu đô la để giúp một viện nghiên cứu nọ ở Hà Nội vào những năm đầu thập kỷ 90. Ông đi thăm một vài Viện N/C khác. Trong số đó một vị Viện trưởng đã đề nghị và được gặp riêng GS này. Sau cuộc gặp, ông GS ra gặp tôi. Không kìm được lòng mình ông thốt lên:" Đây là thằng Việt Nam khốn nạn thứ hai tao gặp trên đời". Sau đó, ông kế rằng thằng VN khốn nạn đầu tiên là thằng ngồi cạnh tao trên máy bay. Trên suốt chuyến bay nó chỉ nói xấu VN  và khuyên tao không nên giúp đỡ VN làm gì. Còn cái thằng tao vừa gặp kia nó bảo không nên làm dự án ở chỗ ấy chỗ nọ mà nên đưa đến chỗ Viện của nó vì chỗ ấy chỗ nọ kém lắm. Ông cho tôi biết là ông trả lời rằng:" Chính vì tao biết chỗ đó còn kém nên tao mới đưa dự án đến đó;  còn chỗ mày giỏi rồi thì cần gì dự án của tao!”. Tuy vậy, cũng “không đỡ nổi”. Sau dự án đó, tức là sau khi tiếp xúc bằng da bằng thịt với người Việt,  vị GS kia cũng có thái độ gần giống như chi người  Đức.

Chỉ nói đến một vài trường hợp ở tầng lớp tinh hoa chứ chưa nói đến các tầng lớp chặt chém, lừa gạt, ăn cắp ngoài xã hội và những hành vi không đẹp khác của người Việt  mà làm cho hầu hết người nước ngoài tiếp xúc đều thấy khó chịu. Con người trên thế giới này chỉ đi cứu  người khác vì đó là lòng nhân đạo hay đạo làm người  chứ không đi cứu nước khác. Khi nước này cứu nước khác lại là vì lí do chính trị và kinh tế còn người dân chỉ là nạn nhân của tất cả các bên. Ai sẽ đến cứu những  người Việt khi họ gặp hoạn nạn? Trước đây, toàn thể loài người  (kể cả nhân dân Mỹ) ủng hộ Việt Nam, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh vì người Việt Nam bị giết hại chứ đâu phải vì chế độ XHCN của VN, đâu phải vì chế độ nhà nước VN lúc đó. Vậy có phải vì chế độ và chính sách dựa vào TQ mà chúng ta trơ trọi không?

Tín ngưỡng của người Việt là gì?

Những sinh viên hoặc thực tập sinh VN sang châu Âu thường cũng trơ trọi không có bạn bè người bản xứ. Một số ít  (trong đó có tôi – chỉ để chứng minh cho lời nói của mình chứ không có ý gì khác) có may mắn thâm nhập vào được cuộc sống  các gia đinh họ nhưng cũng không suôn sẻ gì. Vì họ theo đạo thiên chúa và thường hỏi “bạn có tin cái gì không?”.  Môt cách rất tế nhị để không hỏi “mày có phải cộng sản không?”. Một khi biết mình không theo đạo, họ sẽ không còn tin mình nữa. Việc đầu tiên là không cho trẻ con hay con cái họ chơi đùa với mình và lúc nào cũng để ý xem mình, một kẻ vô thần làm gì. Tin sao được một kẻ vô thần kia chứ? Theo họ, không có chúa hay thần phật chế ngự thì kẻ vô thần có thể làm bất cứ điều tệ hại nào. Ngược lại, cũng là người châu Á  người Phi được sang làm thuê như trông coi các ông bà già cô đơn  với mức lương khá cao. Nếu cho rằng vì người Phi nói được tiếng Anh thì mới chỉ đúng một phần nhỏ. Cái chính là chủ nhật hàng tuần họ đi nhà thờ và người châu Âu tin họ và giao nhà cửa và bố mẹ già cho họ.

Công đoàn Đoàn kết của Ba Lan đã lật đổ chế độ XHCN ở nước này. Cái công đoàn ấy lấy tiền đâu ra để làm việc đó? Xin thưa không phải là Lech Waleca mà là người sau này thành Giáo hoàng Jean Paul đệ nhị. Đó mới  là người lật đổ chế độ. Ý này chỉ muốn nói rằng để cứu Ba Lan (khỏi cái gì không cần biết) thì chính các con chiên trên thế giới chứ không phải quân đội hay nhà nước nào. Nếu đặt Philipine vào tình huống bị xâm lược thì có thể sẽ có một Ba Lan khác ở châu Á. Câu hỏi đặt ra là các con chiên trên thế giới có sẵn lòng như vậy với Việt Nam không khi người Việt bị TQ giết hai vào lúc này không? Trả lời câu này thì cũng sẽ biết chúng ta có trơ trọi không.

Có thể còn có lí do khác nữa, mong các bạn bổ sung. Điều tôi muốn nói là chế độ hay chính sách dựa vào TQ  (như N.T Sâm viết) chỉ là một trong các lí do mà chúng ta (nước Việt và người Việt)  đang bị trơ trọi thôi. Xin đừng nói là cái nào quyết định hay cái nào quan trọng hơn vì như thế e là sẽ chính trị hóa vấn đề.  Nếu thay đi như anh Sâm nói, thì dù có thay bằng ông Ngô Đinh Diệm, một công giáo chánh hiệu thì Mỹ cũng đã loại bỏ rồi. Ôi người Việt! Tính cách quyết định số phận!

4 nhận xét:

  1. Rat dung.
    Dat nuoc VN dang chet dan chet mon voi chinh sach,
    Dan toc VN dang chet dan chet mon boi tinh cach.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vụ Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho thấy hiện Việt Nam ta đang trơ trọi hơn bao giờ hết.


      Thoạt nhìn thì có vẻ như Việt Nam vừa thiết lập được những mối quan hệ bền chặt nhất từ trước đến giờ với hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là với các nước lớn, qua đó tạo ra một thế giới an toàn cho Việt Nam. Có vẻ như với nước nào thì có thể có bất ổn, chứ với Việt Nam thì không. Đâu cũng là bạn. Không có kẻ thù. Từ các quốc gia dân chủ Tây phương đến các quốc gia Hồi giáo cực đoan. Còn với các nước XHCN anh em, kể cả Venezuela của Maduro và cố TT Chavez, thì khỏi nói. Chỉ có luôn “hảo hảo”!

      Nhưng thử hỏi: Nếu (mà chắc 90% là như vậy) Trung Quốc dứt khoát để cái giàn khoan của công ty Hải Dương lại ở chỗ nó vừa đến hôm 1-5, và tiến hành khoan thăm dò, tiến tới khai thác, thì sao? Liệu lãnh đạo ta có dám lệnh cho hải quân và cảnh sát biển xua đuổi nó và hàng trăm tàu bảo vệ nó đi nơi khác? Nếu nó hành xử giống như ở vùng biển nhà nó thì hải quân ta có dám nổ súng hay không? Nếu xảy ra xung đột vũ trang tại vùng biển này thì có nước nào, nhất là nước lớn, đem quân đến tham chiến giúp Việt Nam không?

      Câu hỏi thứ nhất, với hai chữ “thì sao?”, gần như không có câu trả lời. Thậm chí người ta sợ đặt ra câu hỏi đó. Các câu hỏi sau đều có câu trả lời là “Không”.

      Người Nga rất không ưa người Tàu và đã từng choảng nhau với người Tàu ngay từ khi còn là “đồng chí”. Nhưng trong tình trạng bị phương Tây cô lập và các nước đàn em vốn cùng trong Liên Bang với nhau đang xa lánh dần, Nga buộc phải duy trì quan hệ hữu hảo, ít ra là bên ngoài, với Trung Quốc, liên minh với nó để cùng đương đầu với phương Tây.

      Người Nhật càng không ưa người Tàu và sẽ không chịu khuất phục, nếu Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền của họ. Nhưng đem quân giúp Việt Nam đánh Tàu là chuyện khác. Chính nước Nhật còn đang cần sự hỗ trợ của Mỹ, và vì có sự hỗ trợ đó nên họ mới dám làm căng với Bắc Kinh đến mức đó.

      Hoa Kỳ tuy muốn chống Tàu, và muốn lôi kéo Việt Nam tách ra khỏi quan hệ gắn bó với Trung Quốc, nhưng vì chưa lôi kéo được và nhận thấy Việt Nam chưa đáng tin, vẫn thiết tha với quan hệ cùng chế độ xã hội hơn, nên dứt khoát sẽ không tham chiến giúp Việt Nam.

      Anh và Pháp cũng có quan điểm gần như Hoa Kỳ mà tiềm lực quân sự chưa đến mức có thể tham chiến mà ít ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế – xã hội của chính nước họ, nên cũng không thể trông cậy được.

      Trong các nước ASEAN hiện chỉ có Philippines đang trong quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, nhưng họ không mạnh về quân sự, và vì thế cũng đang phải dựa vào Mỹ.

      Ngoài ra các “đối tác chiến lược” khác càng không thể trông cậy. Lào chăng? Hay Cuba? Hay Triều Tiên? Tất nhiên là đều không!

      Dư luận quốc tế dù hầu hết nghiêng về Việt Nam và chê trách Trung Quốc nhưng vẫn chỉ răn đe chung chung. Sẽ không có nước nào đứng ra cùng chiến đấu với Việt Nam khi có chiến sự.

      Việt Nam hiện còn trơ trọi hơn Ukraina, vì sau lưng Ukraina còn có cả EU và Mỹ. Việt Nam hiện nay cũng trơ trọi hơn Việt Nam thời bị cấm vận do vấn đề Campuchea, bởi khi đó Việt Nam còn có Liên Xô đứng bên cạnh. Cho dù khi đó Liên Xô rất không muốn dính líu vào cuộc chiến Việt-Trung, nhưng nếu Trung Quốc đánh đến tận Hà Nội thì lại là chuyện khác. Chính vì hiểu được điều đó nên Đặng Tiểu Bình đã kết thúc cuộc chiến hai tháng sau khi phát động nó.

      Bây giờ là lúc Việt Nam cần lựa chọn giữa một bên là mối quan hệ “đồng chí” giả hiệu với kẻ miệng nam mô bụng một bồ dao găm và bên kia là những nước khác chế độ xã hội nhưng có lương tri và đáng tin hơn gấp nhiều lần. Thực tế quan hệ ngoại giao mấy chục năm qua đã đủ để lãnh đạo Việt Nam nhận ra “kẻ thù” còn thật bụng hơn “đồng chí”. Vấn đề bây giờ là họ đặt quyền lợi nào lên trên, của một tập đoàn hay của toàn dân tộc.

      Chỉ có vì quyền lợi của toàn dân tộc, từ bỏ đường lối dựa hẳn vào Trung Quốc như hơn 30 năm nay, Việt Nam mới có cơ hội thoát ra khỏi tình trạng trơ trọi hiện nay.

      NGUYỄN TRẦN SÂM

      Xóa
    2. ...................
      ...................
      Có thể nói, chưa bao giờ Việt Nam cô đơn như hiện nay. Thời kháng chiến chống Pháp, họ được Trung Quốc giúp đỡ; thời chiến tranh Nam Bắc, cả Trung Quốc lẫn Liên Xô giúp đỡ; thời chiến tranh biên giới với Trung Quốc, họ được Liên Xô giúp đỡ. Bây giờ: hoàn toàn không.
      Đó không phải là một thất bại về ngoại giao mà còn là một thất bại về chiến lược. Hình như không ai thấy, hoặc nếu thấy, họ cũng mặc kệ không thèm làm.
      Chính quyền Việt Nam không những cô đơn trong quan hệ quốc tế. Họ còn cô đơn trong quan hệ với dân chúng. Suốt bao nhiêu năm vừa qua, họ thẳng tay trấn áp một cách phũ phàng và tàn bạo tất cả những người yêu nước lên tiếng cảnh báo nguy cơ xâm lược của Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà dư luận trong nước lâu nay vẫn xem chính quyền chỉ là một bọn nhu nhược hoặc, gay gắt hơn, bán nước.
      Khi, vì sợ Trung Quốc hay vì muốn bênh vực cho Trung Quốc, họ giang chân đạp thẳng vào mặt những kẻ đi biểu tình chống Trung Quốc, họ hoàn toàn tự cô lập với nhân dân.
      Bây giờ, ở cái thế vừa cô lập với dân chúng trong nước vừa cô lập với thế giới bên ngoài như vậy, có lẽ chính quyền Việt Nam không có chọn lựa nào khác ngoài việc giả vờ cứng rắn một hồi, lại tiếp tục nhẫn nhục chịu đựng để Trung Quốc muốn làm gì trên Biển Đông thì làm. Mặc kệ. Quyền chức và tài sản của họ vẫn nguyên vẹn.
      Kẻ thua trận, cuối cùng, là đất nước và nhân dân.
      Nguyen Hung Quoc

      Xóa
  2. Đại Việt Sử ký Toàn thư (ĐVSKTT) có viết Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng [Trần Thái Tông], thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ, văn chương nhất đời. Dù nghề vặt như đá cầu, đánh cờ, không nghề gì không thông thạo; từng mở học đường ở bên hữu phủ đệ, tập hợp văn sĩ bốn phương cho học tập, cấp cho ăn mặc, đào tạo thành tài như bọn Mạc Đĩnh Chi ở Bàng Hà, Bùi Phóng ở Hồng Châu v.v... gồm 20 người, đều được dùng cho đời...Đến 15 tuổi, thông minh hơn người, làu thông kinh sử và các thuật, vẫn còn có ý tranh đoạt ngôi trưởng đích. Ích Tắc đã từng gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn xin quân Nguyên xuống nam. Đến nay [1285], người Nguyên vào cướp, Ích Tắc xin hàng để mong được làm vua. .

    Khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1285), ngày 15 tháng 3, Ích Tắc đem cả gia đình đi hàng giặc, được đưa về Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt, vua nhà Nguyên, phong làm An Nam Quốc vương và chờ ngày đưa trở về nước. Sau khi quân Nguyên Mông đại bại, Trần Ích Tắc ở lại Ngạc Châu (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc)[1], giữ chức quan Hồ Quảng bình chương chính sự, gia phong tới Ngân Thanh vinh lộc đại phu rồi Kim tử quang lộc đại phu, nghi đồng tam tư và chết ở Trung Quốc mùa hè năm Thiên Lịch thứ 2 (1329) đời Nguyên Văn Tông, thọ 76 tuổi. Năm Chí Thuận thứ nhất (1330) được nhà Nguyên truy tặng tước Trung Ý vương[1].

    Vì sự phản bội này mà sau này nhà Trần đã loại Ích Tắc ra khỏi tông thất, cho đổi tên thành Ả Trần (妸陳). Việc này cũng được ghi lại trong ĐVSKTT: [1289], tháng 5, sau khi đánh thắng quân Nguyên lần thứ ba, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng [Trần Thánh Tông] sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc. Chỉ có kẻ nào đầu hàng trước đây, thì dẫu bản thân ở triều đình giặc, cũng kết án vắng mặt, xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản, sung công, tước bỏ quốc tính. Ích Tắc là chỗ tình thân cốt nhục, tuy trị tội cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà vậy. Vì thế, những ghi chép đương thời đều gọi là Ả Trần....

    Trả lờiXóa