Thứ hai, 23 giờ 1 phút.
Trương Tấn Sang » An Ninh Quốc Phòng – Chính Trị – Xã Hội » Nguyên Bí thư Tỉnh ủy TT-Huế Hồ Xuân Mãn bị tố gian dối
17 cựu chiến binh, cán bộ hưu trí đã làm đơn tố cáo hành vi khai báo gian dối, bịa đặt, cướp công đồng đội trong bản thành tích cá nhân của ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TT-Huế, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Khai man để được phong anh hùng?
Về xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế là quê ông Mãn, chúng tôi gặp những người đã làm đơn khiếu nại “về thành tích của Hồ Xuân Mãn kê khai để được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ không đúng với sự thật”. Họ là 17 đảng viên, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh và khẳng định thành tích cá nhân của ông Mãn là bịa đặt, cướp công đồng đội.
Thành tích thứ nhất, năm 1964 ông Mãn tham gia lực lượng an ninh vũ trang của tỉnh, cùng đơn vị bảo vệ an toàn Tỉnh ủy; năm 1966 cùng đơn vị tiêu diệt một tiểu đội biệt kích Mỹ (sáu tên). Thành tích thứ hai là cuối năm 1964 được phân công đưa đón trinh sát, bảo vệ an toàn cho lãnh đạo tỉnh về đồng bằng khởi nghĩa. Ông Lê Văn Uyên, nguyên Trưởng ban tổ chức huyện Phong Điền cho biết: “Điều này là sai, bởi từ năm 1964 – 1967, Mãn đang ở nhà đi học, chăn trâu thì làm gì mà đưa đón cán bộ. Năm 1967, Mãn mới thoát ly, làm du kích xã Phong An thì làm gì đã bảo vệ Tỉnh ủy, diệt giặc Mỹ”.
Thành tích thứ ba là năm 1968 được chuyển qua Tiểu đoàn trinh sát vũ trang làm nhiệm vụ giải phóng Huế và chiến đấu 26 ngày đêm; đêm 30 Tết cùng đơn vị nổ súng tiêu diệt toàn bộ dinh Tỉnh trưởng, Ty Cảnh sát, giải phóng Lao Thừa Phủ. Ông Nguyễn Trung Chính, nguyên Phó ban an ninh Khu Trị Thiên, nguyên Bí thư huyện Quảng Điền xác nhận, những người từng lãnh đạo Tiểu đoàn trinh sát vũ trang khẳng định: ông Mãn không có mặt trong tiểu đoàn này, mà chính là Tiểu đoàn 815 với bảy chiến sĩ đánh vào dinh Tỉnh trưởng và giải phóng Lao Thừa Phủ; Tiểu đoàn đặc công thành Huế đánh vào Ty Cảnh sát.
Thành tích thứ tư và năm là tháng 6/1968 chỉ huy ba đồng chí phục kích diệt sáu tên Mỹ ở đường 12 (căn cứ Tà Lương). Tháng 5-1968 phục kích diệt chín tên Mỹ, thu một số vũ khí. Những người tố cáo cho biết, ông Mãn lúc đó đang ở xã Phong An trong khi căn cứ Tà Lương thuộc huyện A Lưới và tháng 5/1968 ở Phong An không có trận đánh nào diệt chín tên Mỹ.
Thành tích thứ bảy là năm 1969 được điều về Huyện đội, giữ chức xã đội trưởng, kiêm Trưởng công an xã Phong An. Ông Hoàng Phước Sum (trung tá), nguyên Đội trưởng An ninh huyện; ông Hoàng Tiến Dũng, nguyên Đội phó LLVT huyện, ông Hoàng Văn Phận, nguyên Trung đội trưởng công binh LLVT huyện cho biết, năm 1969, ông Thái Công Oanh làm xã đội trưởng, bị thương và ra Bắc điều trị thì ông Lê Tuyến lên thay chứ ông Mãn không làm chức này. Từ năm 1969 đến tháng 3/1971, ông Mãn ra Quảng Bình an dưỡng, học chính trị. Ông Mãn không được vào biên chế công an thì không thể làm trưởng công an xã được.
Thành tích thứ 8, 9, 10, 11 và 12 là từ năm 1969 đến ngày 26/3/1975, giữ vững hậu cứ đồng bằng và nội thành Huế, tổ chức đơn vị đánh gần 100 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 150 tên Mỹ ngụy, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự… Ông Hoàng Văn Phận cho biết: “Từ năm 1969 đến tháng 3/1971, ông Mãn đi an dưỡng và học tại Quảng Bình (ông Hoàng Phước Sum là người đi cùng), rồi làm cần vụ cho ông Lê Sáu, nguyên Bí thư Huyện ủy. Tháng 11/1971, do xích mích, ông Mãn bỏ ông Sáu giữa rừng rồi trở về. Ông Sáu điện cho Huyện ủy nói phải kỷ luật ông Mãn. Lúc đó ông Mãn chỉ là du kích xã, chưa phải là đảng viên (năm 1974 mới được kết nạp Đảng) thì làm sao mà tổ chức đánh gần 100 trận”.
Thành tích thứ 13 là năm 1972 chỉ huy tổ ba đồng chí vào ấp Phò Ninh tiêu diệt tên ấp trưởng Hoàng Sớm cùng một ấp phó, một chiêu hồi, một địa phương quân, hai cảnh sát, làm quần chúng nức lòng. Ông Hồ Văn Nghĩa (85 tuổi), nguyên Trưởng ban an ninh huyện Phong Điền cho biết: “Trận này có ông Mãn nhưng quân ta chỉ giết được Hoàng Sớm và không có thành tích như ông Mãn đã khai”.
Ở các thành tích thứ 15, 16 và 17, ông Mãn đã tiêu diệt 12 tên biệt động ở cầu An Lỗ năm 1973; năm 1975 chỉ huy du kích và an ninh xã chiếm chốt của ngụy làm chúng co cụm lại, chuẩn bị cho quân chủ lực tiến về giải phóng… cũng đều là bịa đặt.
Người bị tố cáo nói gì?
Những cán bộ trên cho biết: “Vì danh dự, sự trong sạch của Đảng, của quân đội anh hùng, chúng tôi nói rõ sự thật này. Người dân sau này không bị hiểu sai, bị đầu độc những điều giả dối. Chúng tôi đề nghị ông Mãn tự rút danh hiệu anh hùng. Nếu không thì căn cứ vào luật thi đua khen thưởng và kỷ luật thì các cấp các ngành, hội đồng khen thưởng cần vào cuộc làm rõ và xử lý”.
Mọi người cho biết, hồ sơ của ông Mãn đi trái nguyên tắc là từ trên xuống chứ không phải dưới lên (cơ sở đề nghị, cấp trên xét duyệt). “Cấp trên đưa hồ sơ xuống, chúng tôi là những cán bộ, đồng đội của ông Mãn mà chỉ việc ký chứ không được đọc, không được lưu. Lúc đó ông Mãn là Bí thư Tỉnh ủy thì muốn làm gì chả được. Khi làm lễ đón nhận danh hiệu thì lén lút chứ không như những buổi lễ long trọng của những người khác được phong tặng anh hùng. Anh hùng như ông Mãn làm gì cho đau, cho nhục khi bị lên án, không dám về quê, không dám gặp đồng chí đồng đội và người dân địa phương”, những người khiếu nại bức xúc.
Để khách quan và rộng đường dư luận, phóng viên đã gặp người bị tố cáo. Ông Mãn cho biết: “Hôm nay (28/2/2013), tôi mới đọc và biết được đơn tố cáo mình. Thường vụ Tỉnh ủy cũng chưa mời tôi làm việc. Ai tố cáo thì có quyền tố cáo, tôi không thể đánh giá là đúng hay sai vì tôi là người bị tố cáo, tôi nói sẽ không khách quan. Vấn đề này để Thường vụ Tỉnh ủy trả lời, làm việc theo quy trình, khách quan”.
Ông cho biết thêm: “Nguyên tắc phong anh hùng phải có ý kiến, gợi ý của cấp trên. Thứ hai là phải làm theo quy trình, từ cơ sở lên cấp trên. Thứ ba là báo cáo thành tích thì phải có vật chứng: huân, huy chương, bằng khen…”.
Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: “Thường vụ Tỉnh ủy đã nhận được đơn khiếu nại ngày 5/2/2013 và tôi đã giao cho bộ phận thường trực nghiên cứu.
(CATP)
Ông Mãn cho biết thêm: “Nguyên tắc phong anh hùng phải có ý kiến, gợi ý của cấp trên. Thứ hai là phải làm theo quy trình, từ cơ sở lên cấp trên. Thứ ba là báo cáo thành tích thì phải có vật chứng: huân, huy chương, bằng khen…”.
Trả lờiXóaÔng Mãn nói như vậy là tùy tiện, không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định “Nguyên tắc phong anh hùng phải có ý kiến, gợi ý của cấp trên"...Nói như vậy có nghĩa là cấp trên phải đồng ý rồi Hồ Xuân Mãn mới làm thủ tục...cũng có thể hiểu một cách trơ trẽn...phải chạy trước còn thủ tục thì làm cho có...
Ông Mãn nói vậy mà nghe được:
Trả lờiXóaNguyên tắc "trên gợi ý" có nghĩa là "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn".
Thứ hai là phải làm theo quy trình, từ cơ sở lên cấp trên...tất nhiên rồi, phải làm theo luật quy định...văn bản đề nghị phong danh hiệu anh hùng...ông lươn lẹo cho văn phòng tỉnh ủy kí và đóng dấu, ông theo nguyên tắc nào...?
Thứ ba là báo cáo thành tích thì phải có vật chứng: huân, huy chương, bằng khen…Này, thưa ông Mãn thời chống Mỹ NHÂN CHỨNG mới là quan trọng...còn mấy cái vật chứng như ông nói chỉ cần ra chợ trời cách nhà ông mấy bước thôi là có...thiên hạ bán đầy từ quân hàm binh nhì cho đến sao cấp tướng...bằng Tiến sĩ cũng có nửa là...