Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
Nhiệm vụ Chức năng Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng; tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
Nhiệm vụ
Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chương trình công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ, hằng năm, 6 tháng; sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, giám sát; triệu tập và chỉ đạo hội nghị cán bộ kiểm tra toàn quốc.
Trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng do Điều lệ Đảng quy định.
Kiểm tra đảng viên ở bất cứ cương vị nào khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng.
Giám sát Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (kể cả Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư), cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và về đạo đức, lối sống theo quy định Ban Chấp hành Trung ương.
Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ủy ban Kiểm tra Trung ương không xem xét, giải quyết đơn, thư tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và những tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền do Điều lệ Đảng quy định xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới.
Xem xét, kết luận, quyết định thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật theo thẩm quyền do Điều lệ Đảng quy định.
Kiểm tra tài chính của cấp uỷ cấp dưới và cơ quan tài chính của Ban Chấp hành Trung ương.
Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
Khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát có quyền yêu cầu tổ chức đảng và đảng viên báo cáo tình hình, cung cấp tài liệu về những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát; yêu cầu các tổ chức đảng có liên quan phối hợp công tác kiểm tra, giám sát. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát nếu có phát hiện tổ chức đảng hoặc đảng viên có những quyết định hoặc việc làm có dấu hiệu sai, trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng thì Uỷ ban Kiểm tra Trung ương được quyền yêu cầu tổ chức đảng hoặc đảng viên xem xét lại quyết định hoặc làm việc đó; nếu tổ chức đảng và đảng viên không thực hiện thì báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền xem xét.
Phối hợp với các ban Trung ương Đảng giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, tổ chức lực lượng để tiến hành kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng (theo Điều 30 Điều lệ Đảng).
Tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, về những giải pháp nhằm giữ vững nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, tăng cường kỷ cương của Đảng, chủ động phòng ngừa vi phạm kỷ luật của tổ chức đảng và đảng viên.
Báo cáo các vụ kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Hướng dẫn và kiểm tra các cấp uỷ, tổ chức đảng viên và đảng viên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
Được ủy quyền tổ chức triển khai các quyết định, kết luận, thông báo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về thi hành kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên có liên quan trong việc thực hiện các quyết định, kết luận, thông báo đó.
Chủ động tham gia ý kiến và kiến nghị những vấn đề liên quan đến công tác cán bộ và cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nội dung, quy trình, phương thức giám sát và trực tiếp tổ chức giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng và điểm 2, Điều 2 của Quy chế này.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương (là cơ quan chủ trì), Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan giúp Ban Chấp hành Trung ương theo dõi, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Các đơn vị trực thuộc
Vụ Trung ương I; Vụ trưởng: Trình Xuân Chiêm
Vụ Trung ương IA; Vụ trưởng: Lê Quang Đạo
Vụ Địa phương II; Vụ trưởng: Nguyễn Thị Bích Ngà
Vụ Địa phương III; Vụ trưởng: Đỗ Xuân Hùng
Vụ Địa phương V; Vụ Trưởng: Nguyễn Huy Nhiệt
Vụ Địa phương VII; Vụ trưởng: Nguyễn Văn Hỷ
Vụ Tổ chức-cán bộ; Vụ trưởng: Phan Huy Sang
Vụ Nghiên cứu; Vụ trưởng: Nguyễn Ngọc Đán
Vụ Kiểm tra tài chính; Vụ trưởng: Đỗ Hữu Chu
Vụ Tổng hợp-Văn phòng; Chánh Văn phòng: Vũ Xuân Thơm
Tạp chí Kiểm tra.
Nhân sự hiện nay
Tính đến ngày 15 tháng 6 năm 2012, nhân sự của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam gồm 20 vị, như sau:
Chủ nhiệm
Ngô Văn Dụ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng;Phó Chủ nhiệm
Mai Thế Dương-UVTƯ Đảng- Phó Chủ nhiệm Thường trựcBùi Thị Minh Hoài-Ủy viên Trung ương Đảng
Nguyễn Tấn Quyên -Ủy viên Trung ương Đảng
Mai Trực -Ủy viên Trung ương Đảng
Nguyễn Minh Quang
Nguyễn Công Ngọ
Phạm Thị Hòe
Lê Hồng Liêm
Tô Quang Thu
Nguyễn Văn Sửu
Sa Như Hoà
Nguyễn Văn Đảm
Ủy viên
Phan Huy Sang;Hoàng Văn Trà;
Nguyễn Văn Hỷ;
Nguyễn Công Học;
Nguyễn Thị Bích Ngà;
Nguyễn Quảng Yên;
Trần Đình Thủy;
(Dân Việt) - Ngày 20.3, Vụ Địa phương 5 - Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã làm việc với các cựu chiến binh đại diện đứng đơn khiếu nại về hồ sơ phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND của ông Hồ Xuân Mãn.
Trả lờiXóaSáng 20.3, Vụ Địa phương 5 làm việc với các ông Lê Văn Uyên và ông Hoàng Phước Sum tại trụ sở Thị ủy Hương Trà.
Đại diện Vụ Địa phương 5 gồm 3 người, có ông Nguyễn Huy Nhiệt - Vụ trưởng, Trương Sỹ Thanh - Phó Vụ trưởng.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Huy Nhiệt cho biết, Tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế đã có văn bản báo cáo Ban Bí thư T.Ư Đảng và Ủy ban Kiểm tra T.Ư về vụ việc hồ sơ Anh hùng LLVTND của ông Mãn. Việc Vụ Địa phương 5 làm việc với những đảng viên đứng đơn khiếu nại là thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra T.Ư.
Theo đại diện Vụ Địa phương 5, ông Hồ Xuân Mãn được phong tặng danh hiệu anh hùng khi còn là Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế.
Ông Mãn được phong tặng danh hiệu trên trong thời gian đang đương chức nên việc làm rõ trường hợp hồ sơ của ông Mãn là trách nhiệm của T.Ư.
Tại buổi làm việc, ông Uyên và ông Sum trình bày những nội dung khiếu nại của các cựu chiến binh. Hai ông đề nghị cơ quan chức năng làm rõ những thành tích của ông Mãn khai trong hồ sơ trên và làm rõ quy trình làm hồ sơ. Các cựu chiến binh cũng đề nghị tổ chức hội nghị có sự tham dự của ông Mãn và những người từng ký xác nhận bản thành tích của ông Mãn để người dân và các cựu chiến binh đối chất.
Chiều cùng ngày, đại diện Vụ Địa phương 5 cũng làm việc với các cựu chiến binh Hoàng Tiến Dũng, Hoàng Phận và Võ Sỹ Đài tại trụ sở Huyện ủy Phong Điền với nội dung tương tự.
Tại các buổi làm việc này, đại diện Vụ Địa phương 5 cho biết, việc tổ chức làm việc với những người đứng đơn khiếu nại là để nắm lại tình hình.
Sau khi nắm lại nội dung khiếu nại, Vụ sẽ có báo cáo đề xuất để Ủy ban Kiểm tra T.Ư chỉ đạo tiến hành các bước tiếp theo.
Vụ cũng mong những đảng viên đứng đơn khiếu nại tin tưởng vào quy trình xử lý vụ việc.
Người khiếu nại không hài lòng về cách làm việc
Theo ông Hoàng Phước Sum, tại buổi làm việc với ông và ông Uyên, đại diện Vụ Địa phương 5 cho biết việc đứng đơn tập thể của các cựu chiến binh là vi phạm những điều đảng viên không được làm. Tuy nhiên, ông Sum giải thích rằng, các cựu chiến binh đứng đơn tập thể là do họ đã gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng từ rất lâu nhưng không được xem xét giải quyết.
Theo những cựu chiến binh đứng đơn, việc Vụ Địa phương 5 làm việc với các ông chứng tỏ Ủy ban Kiểm tra T.Ư rất quan tâm đến vụ việc họ khiếu nại. Tuy nhiên, những cuộc làm việc này vẫn còn nhiều điều khiến họ chưa hài lòng. Đó là việc những người tổ chức các cuộc làm việc không gửi giấy mời cho các cựu chiến binh mà chỉ cho người đến báo bằng miệng.
Thời gian từ khi họ được báo đến khi diễn ra buổi làm việc rất ngắn. Ngoài ra, 5 đảng viên đứng đơn không được tổ chức làm việc cùng lúc mà chia ra 2 buổi khác nhau.
An Sơn
Theo Luật, Mãn không hội đủ tiêu chuẩn để được xét danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.Ở đây chúng ta thấy rõ về tinh thần thượng tôn pháp luật của Mãn. Mãn chi phối để bộ máy công quyền với một hệ thống cơ quan tham mưu làm việc không theo pháp luật. Bản thành tích của Mãn thì lươn lẹo, dư luận ồn ào đến vậy, cho đến nay Ban thường vụ tỉnh ủy, Báo Thừa Thiên Huế, tiếng nói của Tỉnh đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế chưa có vài dòng giải thích cho dân yên.
Trả lờiXóa...trong bài viết của Phan Bùi Bảo Thy về Hồ Xuân Mãn nhấn mạnh rất nhiều lần "tên an ninh Việt Cộng đặc biệt nguy hiểm", "Nhiệm vụ lúc ấy của an ninh vũ trang là xuống các xã của huyện Phong Điền, Hương Trà để phối hợp với các lực lượng diệt ác, phá kìm"...cứ cho là như vậy, cứ cho là thời chiến tranh Mãn biên chế trong ngành An ninh, tại sao Công an tỉnh Thừa Thiên Huế không làm thủ tục xét danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ngành Công an cho Mãn?...để Mãn phải yêu cầu Bộ chỉ huy quân sự Thừa Thiên Huế huyện đội Phong Điền đi làm cái việc không phải của quân đội?
Xin hỏi Phan Bùi Bảo Thy, Bài viết của anh, của Hữu Thu, của Hồ Xuân Mãn, (Bản thành tích của HXM phải xin tra cứu từ Ban thi đua khên thưởng Trung ương) nhấn một điều rất đậm nét Hồ Xuân Mãn là Công An
Vậy thì: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Xuân Mãn là cá nhân anh hùng của ngành công an hay quân đội?
Phan Bùi Bảo Thy, Hữu Thu nghe Ủy viên BCHTW Đảng Hồ Xuân Mãn kể chuyện trên trời...Hồ Xuẫn Mãn đảm nhiệm 2 nhiệm kì Bí thư tỉnh ủy cán bộ, nhân dân TTH thấy rõ:
- Mãn không đủ đạo đức, phẩm chất cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư như Bác Hồ dạy; 35 năm sau chiến tranh, Mãn không có bằng tốt nghiệp cấp 2 BTVH, UBKTTƯ Đảng đã kết luận Mãn không có bằng, chỉ có mấy cái chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức QLKT vớ vẩn thôi, thì không thể gọi là cần được, Uống rượu chivas 38 còn chêm thêm mật bò tót cho sung thì không thể gọi là kiệm được, công khai việc 3.000 USD vô chủ hối lộ thì không thể gọi là liêm được, bị nữ tiếp viên nhà hàng bạt tai giữa bàn dân thiên hạ, khi ra ứng cử HĐND tỉnh, đã công khai lí lịch có bằng Cử nhân Luật thì không thể gọi là chính được, chạy cho con vào đại học bằng đường cử tuyển, xếp em không có bằng cấp tương ứng làm giám đốc sở TT&TT, can thiệp để thằng em lem nhem làm Trưởng phòng CSGT tỉnh, lươn lẹo để con rễ lên làm đến giám đốc sở KH&ĐT...thì không thể gọi là chí công vô tư được...
- Mãn là nhân vật tiêu biểu ư? là tấm gương mẫu mực về mọi mặt cho quần chúng soi? Không thể. Người có đạo đức không ai chơi trò bẩn để lên làm bí thư nhiệm kỳ 1 ở phút 89... bị cú “revert” trước thềm đại hội nhiệm kì 2, Mãn có lòng tự trọng nên rút vì đã làm xấu Đảng...thiên hạ đồn, tiếng nổi ba phao...về sở thích sập cu, săn thú, gái gú, bài bạc...của Mãn.
- Mãn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu ư? Một trận đánh của Mãn, trận khử Hoàng Sớm, Mãn nắm chắc Hoàng Sớm đi ăn kỵ, kế hoạch trận đánh thật hoàn hảo...không lẽ người con "ưu tú" ấy không nhận biết bà con mình đang ăn kỵ? Trước khi bóp cò súng, Mãn có phân biệt ai là địch, ai là ta? Mãn bắn bừa vào mâm kỵ trong đó có ông nội của Mãn? Mãn là người cháu "ưu tú" ư? Mãn đã "giết nhầm hơn bỏ sót" để khử 01 tên ác ôn mà 10 người dân phải chết, 8 dân lành bị thương... Vì cái danh hảo "anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" Mãn đang xới xáo nổi đau đã chôn khuất sau 40 năm của những người bà con của Mãn, họ vô tội, họ là chiến sĩ, đồng bào, hằng năm đến ngày kỵ năm xưa ấy trong thôn Phò Ninh có thêm 10 cái kỵ...điều dã man hơn nữa là cho đến nay Mãn vẫn chụp mũ cho dân lành chết oan ấy là phó ấp, là chiêu hồi, là địa phương quân, là cảnh sát...tội cho con cháu của họ...vì vậy mà xiu viu...ngóc đầu không nổi...
Ông Mãn cho biết thêm:
Trả lờiXóa“Nguyên tắc phong anh hùng phải có ý kiến, gợi ý của cấp trên. Thứ hai là phải làm theo quy trình, từ cơ sở lên cấp trên. Thứ ba là báo cáo thành tích thì phải có vật chứng: huân, huy chương, bằng khen…”.
Ông Mãn nói như vậy là tùy tiện, không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định “Nguyên tắc phong anh hùng phải có ý kiến, gợi ý của cấp trên"...Nói như vậy có nghĩa là cấp trên phải đồng ý rồi Hồ Xuân Mãn mới làm thủ tục...cũng có thể hiểu một cách trơ trẽn...phải "chạy" trước còn thủ tục thì làm cho có...
Ông Mãn nói vậy mà nghe được:
Nguyên tắc "trên gợi ý" có nghĩa là "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn".
Thứ hai là phải làm theo quy trình, từ cơ sở lên cấp trên...tất nhiên rồi, phải làm theo luật quy định...văn bản đề nghị phong danh hiệu anh hùng...ông lươn lẹo cho văn phòng tỉnh ủy kí và đóng dấu, ông theo nguyên tắc nào...người cùng thời 1967-1975 không ai biết?
Thứ ba là báo cáo thành tích thì phải có vật chứng: huân, huy chương, bằng khen…Này, thưa ông Mãn thời chống Mỹ NHÂN CHỨNG mới là quan trọng...còn mấy cái vật chứng như ông nói chỉ cần ra chợ trời cách nhà ông mấy bước thôi là có...thiên hạ bán đầy từ quân hàm binh nhì cho đến sao cấp tướng...bằng Tiến sĩ cũng có nửa là...