12:12 | 06/03/2013
Ngày 5-3, sau khi báo Tuổi Trẻ thông tin về việc các cựu chiến binh gửi đơn đến Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế khiếu nại ông Hồ Xuân Mãn - nguyên bí thư Tỉnh ủy - khai man thành tích để nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, ông Nguyễn Ngọc Thiện, bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, cho biết: “Tôi nhận đơn này hôm 29 tết (ngày 9-2), gửi thẳng cho tôi.
Còn đơn gửi cho Thường vụ Tỉnh ủy thì đồng chí phó bí thư thường trực nói chưa nhận được. Chúng tôi có kiểm tra lại ở văn phòng nhưng cũng không thấy. Sau khi tôi nhận đơn, các đồng chí trong thường trực và thường vụ có trách nhiệm liên quan đã hội ý và hiện đang tập trung chỉ đạo giải quyết vụ việc này theo quy định của pháp luật. Cụ thể là giao cho Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy rà soát lại toàn bộ sự việc và tham mưu cho thường vụ để giải quyết. Khi nào giải quyết xong sẽ thông tin cho những người có đơn khiếu nại và cho báo chí theo quy định”.
Giao cho Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy xem xét
"Phải đợi kiểm tra lại những tài liệu liên quan đến bộ hồ sơ của ông Hồ Xuân Mãn mới trả lời được. Có thể thời gian ngắn nhưng thành tích nhiều, cũng có thể thời gian dài mà thành tích ít. Như tôi nói, phải đợi kiểm tra"
Theo ông Nguyễn Ngọc Thiện, Tỉnh ủy đang giao Ủy ban kiểm tra xem xét, nghiên cứu đơn, rồi tiến hành gặp những người có ký tên trong đơn để trao đổi, sau này sẽ có cuộc làm việc với ông Hồ Xuân Mãn và nhiều người khác nữa.
Ông Nguyễn Ngọc Thiện cũng khẳng định quy trình xây dựng bộ hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu anh hùng của ông Mãn được thực hiện chặt chẽ và đầy đủ theo các quy định. “Nếu quy trình không đầy đủ thì cấp trên cũng sẽ không thẩm định đâu. Thường vụ Tỉnh ủy không phải là cấp quyết định cuối cùng. Cấp quyết định cuối cùng là Chủ tịch nước. Dưới Chủ tịch nước có Hội đồng thi đua - khen thưởng trung ương, rồi phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Quân khu 4. Dưới nữa thì có huyện, văn phòng (tỉnh ủy), thường vụ (tỉnh ủy)” - ông Thiện nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi Thường vụ Tỉnh ủy dựa trên cơ sở nào để có ý kiến chấp thuận hồ sơ, ông Thiện nói: “Thường vụ phải dựa trên tất cả hồ sơ thủ tục liên quan theo quy định. Trên cơ sở thẩm tra các quy trình đầy đủ thì thường vụ mới thông qua. Tuy nhiên, bây giờ phải kiểm tra lại toàn bộ. Sau khi có kết luận sẽ trả lời. Quan điểm của thường vụ sẽ giải quyết thấu đáo và trả lời thấu đáo, những gì thuộc thẩm quyền của thường vụ”.
Quan trọng là người khai
Trong một diễn biến liên quan, một vị lãnh đạo của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cho biết bộ hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Hồ Xuân Mãn là do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì lập, bởi thành tích này vào thời kỳ ông Mãn tham gia du kích và làm xã đội trưởng, thuộc quản lý của quân sự địa phương. Trao đổi về vấn đề này, đại tá Đặng Ngọc Nghĩa - nguyên là chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2005-2011 (hiện là phó tham mưu trưởng Quân khu 4) - nói: “Tôi không ký vào hồ sơ đề nghị phong anh hùng của ông Hồ Xuân Mãn. Có thể tôi ký tờ trình thôi, tờ trình gửi Quân khu 4 đề nghị phong anh hùng, còn bản khai (thành tích) thì tôi không biết. Tờ trình này là theo ý kiến của Thường vụ Tỉnh ủy. Còn quyền quyết là của Quân khu 4, Bộ Quốc phòng và của Nhà nước. Mà bản khai thành tích thì quan trọng là người khai thôi. Người ký chỉ ký xác nhận nội dung đó chứ đâu sống cùng thời với họ mà biết”.
Theo ông Nghĩa, lúc đó đề nghị phong tặng cho ba người, ngoài ông Mãn còn có ông Vũ Thắng (nguyên bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên) và ông Huỳnh An (trung đoàn trưởng trung đoàn 6), nhưng chỉ mình ông Mãn được phong. Giai đoạn xét tặng anh hùng (cho ông Mãn) thì cả tỉnh Thừa Thiên - Huế đều biết. Quá trình đề nghị xét gần một năm nhưng không ai có ý kiến gì cả, trong thường vụ lại nhất trí cao.
Theo thượng tá Nguyễn Văn Lương - nguyên chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền giai đoạn 1995, ông là người ký vào hồ sơ đề nghị xét thưởng danh hiệu anh hùng của ông Mãn, sau khi xem xét hồ sơ cán bộ, hồ sơ Đảng, bản báo cáo thành tích và giấy chứng nhận các huy chương, huân chương, danh hiệu dũng sĩ... “Hồ sơ này từ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chuyển về. Tôi cũng đã ký nhiều hồ sơ đề nghị xét thưởng danh hiệu anh hùng, trong đó có nhiều người ở huyện Phong Điền” - ông Lương nói.
Ông Hồ Xuân Mãn:
“Khó thể nặn ra được”
Chiều 5-3, phóng viên Tuổi Trẻ tại Hà Nội đã liên lạc với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế. Ông Mãn cho biết hiện đang điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội và cho hay nếu ông ở nhà (tại Huế) thì sẽ mời phóng viên qua nhà để “mang bộ hồ sơ ra chứng minh”.
Ông Hồ Xuân Mãn cho rằng vì đơn khiếu nại gửi Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế thì để Thường vụ Tỉnh ủy trả lời là khách quan nhất. “Mình sống có tổ chức, cứ để tổ chức làm việc. Một là có thành tích không, hai là nếu có thành tích thì chứng minh như thế nào, có hiện vật không, có giấy tờ gì không, có bằng khen hay danh hiệu dũng sĩ thế nào, huân chương thì chứng minh có bao nhiêu huân chương và loại gì, chiến sĩ thi đua phải chứng minh là chiến sĩ thi đua” - ông Mãn nói.
Cũng theo ông Mãn, hồ sơ phong tặng danh hiệu anh hùng đã làm 4-5 năm nay rồi, theo luật là phải công bố trên báo, làm từ cơ sở làm lên, phải qua cấp quản lý cán bộ, qua hội đồng thi đua khen thưởng. “Từ cái đó tập thể suy tôn, chứ mình không thể nặn ra được”.
Trong bản báo cáo thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng, ông Hồ Xuân Mãn khai sau 11 năm chiến đấu (1964-1975), được tặng hai Huân chương Chiến công (hạng nhất và hạng ba), ba Huân chương Giải phóng, một Huân chương Kháng chiến hạng nhì, hai danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp quân khu và một danh hiệu toàn miền Nam, 33 danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, ngụy, xe cơ giới...
Cùng ngày, một phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương cho biết cá nhân ông chưa nhận được đơn khiếu nại mà chỉ biết một số thông tin qua báo chí. Vị phó chủ nhiệm này giải thích: “Đây là thắc mắc về vấn đề phong danh hiệu nên có thể sự việc sẽ được chuyển đến Bộ Nội vụ, Ban Thi đua khen thưởng trung ương”. Phóng viên báo Tuổi Trẻ đã liên lạc với lãnh đạo Ban Thi đua khen thưởng trung ương nhưng chưa nhận được trả lời.
Theo Tuổi Trẻ
Chỉ những kẻ ngoan cố, bảo thủ, cố chấp, cay cú trước sự thất bại hoặc cái sai rành rành của mình.
Trả lờiXóaVề xuất xứ, câu thành ngữ trên bắt nguồn từ chuyện con cà cuống.
Cà cuống, tên khoa học là belortone indica là một giống côn trùng thuộc bộ cánh nửa (nửa cứng, nửa mềm), mình dẹt và sống trong nước hoặc nửa nước nửa cạn như ruộng lúa. Ở con đực, cơ thể có chứa tinh dầu trong đôi tuyến đặc biệt nằm ở khoang bụng dưới phía đuôi. Chất tinh dầu này, tên hoá học là veleriant amil, không độc, có vị cay mùi thơm ngát, thường được dùng làm gia vị trong bữa ăn của người Việt Nam ta, nhất là ở nông thôn, trong mùa gặt hái.
Theo nghĩa đen, câu thành ngữ trên nói về một thực tế là: con cà cuống cho dù chết thì ở đằng đuôi (đít) chất cay của tinh dầu quý kia vẫn còn. Song, trong đời sống tiếng Việt, câu thành ngữ trên không dùng với nghĩa đen, chỉ dùng với nghĩa bóng: nó chỉ những kẻ ngoan cố, bảo thủ, cố chấp, cay cú trước sự thất bại hoặc cái sai rành rành của mình. Thí dụ:
“Thằng cha khụng khiệng đi khỏi, ba anh em nhìn nhau phì cười:
- Rõ cà cuống chết đến đít còn cay” (Nguyễn Đình Thi. “Vỡ bờ”)
Vì sao câu thành ngữ có nghĩa như trên? Suy nghĩ kĩ tìm ra được câu trả lời khá lí thú là: quá trình hình thành nghĩa bóng của thành ngữ trên chính là quá trình sáng tạo tinh tế trong cách dùng từ và lối chơi chữ đồng âm của dân gian. Thật thế, câu thành ngữ khởi thuỷ là dựa vào một hiện tượng có thật: cà cuống – chết – đít còn cay. Thế rồi dân gian chỉ thêm vào giữa các từ của câu tiếng Việt miêu tả hiện tượng ấy một chữ đến mà làm thay đổi cục diện của thế trận ngôn từ: cà cuống chết (đến) đít còn cay. Tự nhiên, các chữ khô cứng của phán đoán miêu tả hiện thực cà cuống – chết – đít còn cay như động đậy, sống dậy, có hồn và chắp dính với nhau theo một mạch liên kết, một “hoá trị” khác: cà cuống – chết đến đít – còn cay: Rõ ràng là ở đây không nói chuyện về con cà cuống nữa, mà đã có chuyện về nhân sinh, về con người, ở chỗ “chết đến đít – còn cay”. “Chết đến đít là cách nói quen thuộc của dân gian diễn tả sự nguy ngập, khó tránh khỏi, ở đây là “sự thất bại” “sự sai trái” đối lập với “phải” và cay ở đây không phải là “vị cay” nữa mà là “cay cú” ăn thua. Sự phối hợp giữa các thành viên (từ) trong thế trận ngôn từ cùng với sự chơi chữ đã đem lại cho câu thành ngữ trên một hiệu quả bất ngờ. Và lập tức nó được hiểu theo nghĩa bóng mà thôi, như ta đã biết.
Câu thành ngữ trên còn được dùng ở dạng biến thể khác là: “Cà cuống chết đến ức còn cay”.
Thí dụ:
“Thằng địch rất ngoan cố xảo quyệt. Thua keo này nó bày keo khác. Cà cuống chết đến ức còn cay. Mỗi ngày ta cần nghiên cứu cách đánh mới”. (Nhiều tác giả “Gương chiến đấu của thanh thiếu niên miền Nam”).
Có lẽ, đó là do người ta tưởng lầm rằng tuyến cay của cà cuống ở trên ức nó. Tuy nhiên, cách nói thứ hai nhẹ hơn, kém sâu cay hơn trong việc lột tả ý nghĩa đã nêu.
Người được xét phong tặng anh hiệu Anh hùng LLVTND phải là người lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu. Một số người có thành tích đặc biệt xuất sắc nhưng có thể đã hy sinh trong trận đánh, có người được phân công phối thuộc chiến đấu với đơn vị bạn lập thành tích rất xuất sắc nhưng vì nhiều lý do nên sau chiến đấu không được hướng dẫn làm thành tích xét phong anh hùng. Những trường hợp này sau chiến tranh nếu được phát hiện có tư liệu hồ sơ chứng minh thành tích xứng đáng Nhà nước vẫn xét truy phong,phong danh hiệu Anh hùng LLVTND.
Trả lờiXóaTrường hợp như ông Hồ Xuân Mãn nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên -Huế, một cán bộ cấp cao của Đảng vừa được phong Anh hùng LLVTND lại có đơn tố giác của đồng đội cũ về sự khai man thành tích chiến đấu thành tích ít thành nhiều, nhỏ thành to, không tham gia chiến đấu khai là có tham gia chiến đấu lại là chỉ huy mấy ngày nay đã gây dư luận không tốt.
Tôi chưa biết đơn tố giác đúng sai mức nào nhưng rất cần có sự vào cuộc điều tra thật khẩn trương, nghiêm túc của cơ quan chức năng, lãnh đạo địa phương và Trung ương để việc tôn vinh anh hùng, thực thi chính sách với người có công của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng ý nghĩa và phát huy tác dụng tích cực. Nếu có động chạy danh hiệu, khuất tất thì tác hại không hề nhỏ. Kết quả điều tra đúng sai phải nhanh có kết luận công khai theo Luật thi đua khen thưởng.
Lắm chuyện . Lâu rồi đời cũng qua. Sống hãy yêu thương nhau...
Trả lờiXóa"lắm chuyện.Lâu rồi đời cũng qua.Sống hãy yêu thương nhau..."
Xóabác mô mà tào lao rứa hèo!
anh hùng phải xứng danh chớ !
nói gần ;TA không thể xếp anh hùng khai man như Mãn với các vị ahllvtnd : Nguyễn Đăng Bạn xã Phong Hòa+Hoàng Thức Bảo thị trấn Phong Điền+Lê thị Thu Hạnh xã Phong Chương+Trần thị Thí xã Phong Sơn+Nguyễn Bá Lai xã Phong Xuân.Đồng chí Nguyễn Đình Bảy nguyên giám đốc CA BTT .
dân Việt TA có câu :hắc bạch phân minh!
công tội rõ ràng!
TA không thể đánh đồng: Trần Ích Tắc cũng như Trần Hưng Đạo;Lê Chiêu Thống cũng như Lê Thánh Tông;Khải Định cũng như Hàm Nghi+Thành Thái+Duy Tân...
người Việt TA có Biển tình thương mênh mông,bao la nhưng không thể chơi trò hổ lốn,phải trái phân minh nghĩa tình mới trọn ven!
rồi đây sẳn tiền hắn chơi xôm dựng tượng đài;
đặt tên cho những con đường từ cấp thị xã,thành phố đương nhiên buột con DÂN xứ sở chiêm ngưỡng,bái lạy,tôn thờ cả với thằng ah llvt giổm ư ?!