Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Con Cào Cào




Nghe anh Mãn kể anh đã từng cải trang thành lính dù trong trận đánh Hoàng Sớm, quân phục lính dù phối với 3 màu rất đẹp…anh Mãn là người thích thời trang, khi thì mặc áo Trưởng công an, khi thì mặc áo Xã đội trưởng, khi thì mặc áo Đảng viên Đảng CSVN.
Không biết đâu mà lần…anh như con cào cào…? 
Có thể anh không biết:
SỰ TÍCH CON CÀO CÀO
Cào cào xưa kia là một cô gái đẹp. Tính cô thích ăn diện nhưng vì nhà nghèo nên cô chưa được thỏa ý muốn.
Một hôm, nhà vua bị mất một cô công chúa. Vua sai quân lính đi tìm khắp đó đây. Lúc đó cô gái đẹp đang kiếm củi bên một gốc cây sấu lớn bên đường. 
Tốp lính thứ nhất đi qua, họ bèn hỏi 
- Cô ở thấy có thấy ai cắp công chúa qua không? 
Cô gái nhìn ra thấy toán người này có nhiều quần áo đẹp, cái nào cũng mỏng bay như lụa màu hồng. Cô thích quá liền bảo: 
- Cho tôi một chiếc áo, tôi đang rét lắm. 
Tốp lính bảo nhau cho cô gái một chiếc áo, rồi tiếp tục đi theo hướng cô đã chỉ. 
Một lúc sau lại thấy tốp lính khác chạy qua. Tốp này mặc toàn màu xanh lá. Trông thấy cô gái, họ dừng lại hỏi: 
- Cô ơi, cô có thấy ai cắp công chúa qua đây không? 
Cô gái nghĩ: tốp trước đã cho ta áo hồng, tốp này có áo xanh, ta xin một cái mặc cho đẹp. Nghĩ vậy, cô liền bảo họ: 
- Tôi đang rét lắm, các ông cho tôi một cái áo thì tôi chỉ lối cho mà đi. 
Tốp lính lại bảo nhau cho cô gái cái áo anh đẹp nhất, rồi họ lại theo đường cô chỉ dẫn. 
Được hai cái áo, cô gái thích quá. Cô mặc vào đứng ngắm mình không chán mắt. Cô nghĩ thầm hôm nay về nhà ai cũng phải khen ta là đẹp. 
Trong khi cô đang ngắm vuốt thì lại thấy một tốp lính nữa đi qua. Tốp này mặc toàn quần áo trắng trong như nước suối. Họ thấy cô gái cũng hỏi: 
- Cô ơi, cô có thấy ai cắp công chúa chạy đường này không? 
Cô gái lại quen như hai lần trước, cô lại đòi một cái áo rồi mới chỉ đường cho tốp lính đi qua. 
Thế là cô được ba cái áo: một hồng, một xanh, một trắng. Cái nào cũng mỏng bay đẹp lắm. 
Cô mặc cả ba áo vào, ngắm nghía rồi nhảy nhót tung tăng. Bỗng trên trời có một tiếng sét nổ dữ dội, làm một cành cây sấu gãy rơi xuống đầu cô gái. Cô bị bẹp đầu rồi chết, hóa ra con cào cào, suốt ngày chỉ tung tăng bay nhảy với bộ áo ba màu.

13 nhận xét:

  1. Hết cáo, qua cào cào, bài sau chắc là cắc kè...cắc kè là giống chịu khó đổi màu theo môi trường...he...he...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cắc kè thì khác cáo(Hồ), cáo đứt đuôi không mọc lại được, còn cắc kè thì biết đổi màu và khi đứt đuôi nó mọc đuôi khác...

      Xóa
    2. cao cao cao cao gi ma giong khung me qua

      Xóa
  2. TRUYỀN THUYẾT VỀ CON TẮC KÈ

    Từ tiền kiếp con tắc kè bé nhỏ
    con thần mưa - là công chúa Cầu vồng
    Trốn vua cha dạo trần gian - xuống chợ
    Gặp chàng trai - công chúa quyết theo chồng

    Và như thế khiến vua cha nổi giận
    Sai thiên binh đày công chúa xuống trần
    Hoá tắc kè ngày thay màu mấy bận
    Để biết đời chỉ một cuộc phù vân

    Con tắc kè vụng tu trong tiền kiếp
    Bỗng một ngày gặp tráng sỹ đi tu
    Mây ngũ sắc làm câu kinh bay hết
    Đường Tây thiên bỗng hóa chốn xa mù

    Con tắc kè muốn nói lời tạ lỗi
    Bởi trót mong manh hư ảo sắc màu
    Nào biết được vô tình gây nên tội
    Làm tim người tráng sỹ phải đớn đau

    Con tắc kè tự đọa đày mưa nắng
    Uống cô đơn nơi bóng tối hoang buồn
    Kêu thổn thức trong canh dài đêm trắng
    Mãi nhốt mình trong nỗi nhớ đêm suông

    Trả lờiXóa
  3. Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo..., hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
    Trong tình hình đặc biệt cần có những biện pháp đặc biệt, những liệu pháp “sốc” để đẩy nhanh quá trình phát triển theo chiều hướng dân chủ, tiến bộ để hội nhập thực sự vào dòng chảy hiện nay trên thế giới.
    Tôi còn nhớ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói ý này trong một cuộc gặp gỡ với một số nhân sĩ, trí thức và anh em trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh trước năm 1975, được thường xuyên tổ chức vào ngày 30 tháng 4 hàng năm – ngày mà theo cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt “có triệu người vui, có triệu người buồn”.
    Thế thì tình hình đặc biệt hiện nay là gì? Có thể nói một cách khái quát là Việt Nam đang rơi vào một cuộc tổng khủng hoảng sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lãnh vực mà nhiều chuyên gia, nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà báo trong cũng như ở nước ngoài đã phân tích. Tôi chỉ xin nêu một số tình hình sau đây.
    Nền kinh tế của chúng ta đang trên bờ vực thẳm do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu là do sự lãnh đạo và điều hành yếu kém của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đặc biệt, những tập đoàn, những nhóm lợi ích đang càng ngày lũng đoạn, chi phối nhà nước một cách nghiêm trọng; tệ nạn tham nhũng, lãng phí tràn lan không thể nào ngăn chận, làm thất thoát không biết bao nhiêu của cải, tài sản của nhân dân. Về vấn đề này, nhiều bài báo, nhiều phát biểu của các chuyên gia kinh tế trong nước và ở nước ngoài đã phân tích một cách sâu sắc với những cứ liệu cụ thể, tôi không nói gì thêm.
    Đạo đức xã hội, trong đó những giá trị truyền thống của dân tộc, của gia đình bị xoáy mòn dữ dội trước lối sống thực dụng, giả dối, chạy theo chức vụ, đồng tiền của đông đảo cán bộ, đảng viên và một bộ phận nhân dân. Đặc biệt hai lãnh vực liên quan đến sự hình thành nhân cách và thể chất con người là giáo dục và y tế ngày càng bị thương mại hóa một cách tàn nhẫn, nên đã xuống cấp nghiêm trọng và toàn diện, không phương cứu chữa.
    Sự phân hóa xã hội giàu nghèo ngày càng dữ dội. Một bộ phận nhỏ giàu lên nhờ tham nhũng, buôn lậu, mua quan bán tước. Còn đại bộ phận nhân dân, nhất là nông dân, công nhân, những người lao động, cuộc sống vô cùng khó khăn, mất đất mất nhà, phải ly hương khắp nơi, đôi lúc phải cho con em đi lao động nước ngoài như một lối thoát cho gia đình. Thậm chí một số nữ thanh niên rơi vào những địa ngục lao động tình dục đầy thương tâm, mất đi phẩm giá, danh dự của những công dân Việt Nam mà nhà nước phải có trách nhiệm bảo hộ.
    Đảng Cộng sản Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng về lý luận và đường lối nghiêm trọng, với một nền “chính trị cường quyền” – chữ mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ám chỉ đường lối chính trị của Trung Quốc hiện nay nhưng đau xót thay, lại được áp dụng triệt để cho nhân dân Việt Nam. Vì vậy Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng xa dân, mất lòng dân, không có khả năng tự điều chỉnh, thay đổi. Với kinh nghiệm của một người hoạt động trong hệ thống chính trị hiện nay dưới sự lãnh đạo “toàn diện và tuyệt đối” của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiều năm, tôi xin chứng minh khả năng tự điều chỉnh, thay đổi của Đảng Cộng sản Việt Nam là không có, hoặc nếu có thì phải có những điều kiện nhất định.
    -

    Trả lờiXóa
  4. - Lúc tôi còn là Phó Chủ tịch thường trực và là Ủy viên Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM, có buổi làm việc với ông Lê Quang Đạo, lúc đó là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ông Phạm Văn Kiết (Năm Vận), Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký của Mặt trận Trung ương. Trong cuộc họp, hai ông đặt vấn đề: Trong hệ thống chính trị hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức chính trị xã hội rộng lớn bao gồm nhiều giai cấp, nhiều tôn giáo, dân tộc (theo điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) cần phải giữ vai trò “đối trọng” để giám sát chính quyền, ngăn chận khuynh hướng độc đoán, bè phái, tham nhũng. Hai vị nói rất say sưa về vấn đề này. Tôi và các vị trong Đảng đoàn và Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM rất phấn khích, đồng tình. Nhưng một thời gian sau, được biết chủ trương về vai trò “đối trọng” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã bị phê phán kịch liệt và có lệnh không được phép nhắc lại nữa. Ông Lê Quang Đạo cũng được cho về nghỉ vì đã dám có chủ trương nói trên.
    - Cách đây vài năm, lúc ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cũng có một đề án “Về vai trò giám sát và phản biện xã hội Việt Nam” gởi qua Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng đề án này cũng bị xếp xó cùng với luật lập hội...
    - Gần đây nhất là qua việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đề nghị 7 điểm và bản dự thảo một hiến pháp mới, Hiến pháp năm 2013 của 72 nhân sĩ trí thức của cả nước đã được hàng vạn người ký tên đồng tình ủng hộ và những ý kiến có thể gọi là “tiến bộ” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội đồng chính phủ đều bị lờ đi và dự thảo lần thứ tư trình trước Quốc hội vừa rồi có những điều còn lạc hậu thụt lùi hơn cả Hiến pháp năm 1992, nhất là quyền sở hữu đất đai, vấn đề lực lượng vũ trang. Về bản dự thảo lần thứ tư này, 40 vị nhân sĩ trí thức đã ra tuyên bố phê phán thẳng thừng, không còn nói một cách tế nhị như trong đề nghị 7 điểm, mà nói thẳng phải bỏ điều 4 Hiến pháp, phải thực hiện chủ trương đa nguyên đa đảng, phải thay đổi thể chế, v.v. Phải nói đây là những ý kiến quyết liệt nhất từ trước đến giờ của các nhân sĩ trí thức trong cả nước. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không nghe, như trước đây họ đã không nghe những ý kiến tiến bộ và rất xây dựng của những người đã từng đảm đương những trọng trách trong Đảng và nhà nước như Trung tướng Trần Độ, Trung tướng Đặng Quốc Bảo, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị và nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, và nhiều người nữa. Họ dùng phương châm làm ngơ, không nghe, không thấy để tiếp tục củng cố Đảng, ngỏ hầu “một mình một chợ” muốn làm gì thì làm, đưa đất nước đến bờ vực thẳm.
    - Ngoài những

    Trả lờiXóa
  5. - Ngoài những sự kiện trên, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam là tạo ra một tầng lớp cán bộ, một loại “giai cấp mới” với nhiều đặc quyền đặc lợi để vì lợi ích cá nhân và gia đình mà sống chết bảo vệ chế độ. Chủ trương phát triển Đảng trong trường học là minh chứng cho việc này. Cho phát triển Đảng trong các trường trung học, đại học sẽ phá vỡ môi trường sư phạm, làm xấu đi quan hệ giữa thầy và trò. Trong một trường học, một lớp học thầy ngoài Đảng còn trò là đảng viên thì còn thể thống gì trong quan hệ giữa thầy và trò. Đoàn Thanh niên Cộng sản là lực lượng “kềm kẹp” học sinh sinh viên mà việc một số sinh viên trường Đại học Luật lập blog “Bảo vệ công lý cho Đoàn Văn Vươn” bị Đoàn Thanh niên Cộng sản của trường này dùng nhiều biện pháp ngăn cản, đe dọa là một ví dụ. Hoặc hiện nay con đường tiến thân của thanh niên để leo nên những nấc thang quyền lực, nấc thang xã hội là về phường xã công tác, vo tròn, luồn cúi, vân vân, dạ dạ để được kết nạp vào Đảng – bước đầu tiên để họ tiến thân vào nấc thang danh vọng. Họ biết rằng trong chế độ hiện nay không đảng viên là không được cất nhắc đảm nhận những chức vụ quan trọng cho họ có quyền hành để nhận quà cáp, hối lộ. Nhiều quan chức giữ vai trò chủ chốt trong chính quyền của TP HCM hiện nay là từ con đường này mà đi lên. Vì vậy trình độ của họ rất kém, thiếu hẳn văn hóa cơ bản, chẳng biết gì về xã hội nhân sự, xã hội công dân, tuyên ngôn Nhân Quyền và các nền văn hóa, triết học của thế giới, nền tảng của tri thức nhân loại hiện nay.
    - Điều nghiêm trọng hiện nay là nền Độc lập Dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ mà đồng bào, chiến sĩ chúng ta qua nhiều thế hệ đã hy sinh biết bao xương máu mới giành lấy được, nay bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhà cầm quyền Bắc Kinh mà bản chất bành trướng, xâm lược không hề thay đổi. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhượng bộ nhiều trong hội nghị Thành Đô năm 1990. Đây là cơ sở cho chánh quyền Bắc Kinh mưu toan độc chiếm Biển Đông, thực tế là đã chiếm hẳn Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của chúng ta và nay vẫn tiếp tục ngang ngược bắt bớ, truy đuổi cướp bóc ngư dân của chúng ta đang đánh bắt trong những ngư trường truyền thống. Thật là khó hiểu khi Đảng và nhà nước Việt Nam cho Trung Quốc triển khai lực lượng, tuy gọi là dân sự dưới chiêu bài các dự án kinh tế, ở các vùng chiến lược trọng điểm như Tây Nguyên, các vùng rừng núi phía Bắc, miền Trung và đến cả Cà Mau của đồng bằng sông Cửu Long. Họ biến những khu vực đó thành vùng riêng của họ, không cho người Việt Nam bén mảng vào. Một khi có biến, “đạo quân thứ 5” này sẽ là một lực lượng làm chúng ta không kịp trở tay mà kinh nghiệm trong những ngày đầu cuộc xâm lược của bành trướng Bắc Kinh năm 1979 ở các tỉnh biên giới phía Bắc là những kinh nghiệm đầy máu và nước mắt của cán chiến sĩ, đồng bào ta. Càng khó hiểu hơn khi Đảng và nhà nước Việt Nam lại cấm hoặc lờ đi trong một thời gian rất dài việc tổ chức các ngày tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc này.
    Những điều

    Trả lờiXóa
  6. Những điều nêu trên chứng minh rằng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đã không còn là đảng cách mạng như trước đây nữa, mà đang trở thành yếu tố ngăn cản sự phát triển của đất nước, đưa đất nước chúng ta vào một cuộc tổng khủng hoảng toàn diện chưa có lối ra. Gần 40 năm là thời gian quá đủ cho một nước “cất cánh” như các nước trong khu vực. Chủ trương đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản và chủ nghĩa lý lịch cùng với việc không thực tâm thực hiện chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc, làm hạn chế sức mạnh đoàn kết dân tộc, một yếu tố cực kỳ quan trọng để phát triển đất nước cũng như để chống lại sự bành trướng của bọn xâm lược Bắc Kinh. Tôi và nhiều bạn bè đồng đội khác cho rằng nguyên nhân chính là vai trò độc đảng của Đảng Cộng sản, không có những lực lượng xã hội khác thực sự làm đối lập, đối trọng để giám sát, ngăn chận sự lạm quyền, lộng quyền và các chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản đi ngược lại lợi ích của quần chúng, của đất nước. Vì vậy đã đến lúc phải đẩy mạnh sự phát triển của xã hội dân sự, xã hội công dân, trong đó có các tổ chức chính trị độc lập và cùng tồn tại với Đảng Cộng sản và đấu tranh qua các cuộc bầu cử công khai hợp pháp có sự quan sát của quốc tế. Sự ra đời của Đảng Dân chủ Xã hội hay một đảng hợp pháp nào đó là lẽ đương nhiên, phù hợp với sự phát triển hiện nay của một nước dân chủ thực sự. Đây là biện pháp đặc biệt để giải quyết một tình hình đặc biệt dù cho có gây “sốc” đối với đảng cầm quyền hiện nay. Việc rời bỏ hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam của nhiều đảng viên vừa qua cũng như hiện nay là để không còn ràng buộc gì nữa với 19 điều cấm đảng viên, tước đoạt một số quyền công dân cơ bản, mà Đảng Cộng sản đã tùy tiện đặt ra, để trở thành những công dân tự do.
    Sau năm 1975 trong giới công giáo có một bài hát rất hay “Trước khi là người công giáo tôi đã là người Việt Nam”. Trước khi trở thành đảng viên Cộng sản, chúng tôi là người Việt Nam. Dù quá khứ như thế nào, khuynh hướng ra sao, chúng ta đều là người Việt Nam, đều có chung một mục đích là đấu tranh để xây dựng một nước VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC.
    Vậy tình hình đã chín muồi để đặt vấn đề này chưa? Một số người đặt vấn đề với tôi như vậy. Tôi và nhiều người nữa thấy tình hình đã chín muồi, khẩn cấp lắm rồi, nếu không tích cực giải quyết thì Việt Nam sẽ rơi vào cuộc tổng khủng hoảng triền miên, không loại trừ nguy cơ sụp đổ, nhất là trước áp lực ngày càng nặng nề của Trung Quốc, một nước láng giềng rất tráo trở, muốn biến nước ta thành một bộ phận, hoàn toàn phụ thuộc họ. Đây là nguy cơ thực sự.
    Còn giải thiết rằng tình hình chưa chín muồi thì lại càng phải đấu tranh để nhanh chóng thay đổi thể chế, từ chế độ độc tài toàn trị sang chế độ Dân chủ Cộng hòa, phát triển xã hội dân chủ, xã hội công dân với những lực lượng chính trị độc lập để qui tụ quần chúng ngõ hầu đấu tranh kềm chế, giám sát đảng cầm quyền một cách có hiệu quả. Nếu chưa chín muồi thì chúng ta chủ động làm cho nó chín muồi, chứ chẳng lẽ khoanh tay thụ động ngồi chờ cho nó chín muồi sao? Không thể có thái độ ngồi chờ sung rụng như vậy được. Chúng ta đã ngủ một giấc ngủ dài, làm ngơ trước những cái ác, cái xấu, cái bất công. Trước nỗi khổ của những người dân mất tự do, mất nhà, mất đất, chúng ta phải thức tỉnh, không thể chần chừ được nữa. Để đất nước rơi vào tình hình hiện nay có phần trách nhiệm của giới “sĩ phu”. Vậy đã đến lúc giới sĩ phu trong cả nước phải lãnh trách nhiệm đứng lên, dõng dạc và hiên ngang đi đầu trong cuộc đấu tranh này. Chẳng lẽ chúng ta không thấy xấu hổ trước tấm gương sinh viên Phương Uyên, người con gái 21 tuổi trong phiên xử của tòa án phúc thẩm tại Long An vừa qua hay sao? Trước áp lực của xã hội, của quần chúng, tòa án phúc thẩm buộc phải xem xét lại bản án và Phương Uyên được trả tự do ngay tại tòa. Đây là một kết quả ngoạn mục, ít ai nghĩ đến. Nếu chúng ta cứ thụ động ngồi chờ cho tình hình chín muồi thì chắn hẳn bản án sẽ khác đi. Bất cứ cuộc đấu tranh nào, qui luật chung là đều có những “đột phát khẩu” để phá rào cho quần chúng tiến lên. Sẽ có hy sinh mất mát nhưng chúng ta phải chấp nhận.

    Trả lờiXóa
  7. Một vấn đề nữa là quá trình ra đời và phát triển một tổ chức chính trị, kể cả một đảng chính trị, không thể một ngày một bữa mà có ngay.
    Đọc bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận, nhiều người hỏi là Đảng Dân chủ Xã hội đã có trên thực tế chưa. Thực ra bài viết của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận chỉ nêu ra một ý tưởng để mọi người cùng suy nghĩ. Chứ thực ra việc thành lập một tổ chức chính trị nào, kể cả Đảng Dân chủ Xã hội, đều phải theo một qui trình nhất định. Chúng ta chủ trương đây là một việc làm công khai, hợp pháp nên trước tiên phải thành lập một ban vận động để sơ thảo cương lĩnh, điều lệ để có cơ sở cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ tổ chức này như thế nào, đường hướng ra sao để ủng hộ hoặc không ủng hộ và cũng là cơ sở khi đăng ký với chánh quyền để họ xem đây có phải là một tổ chức khủng bố, phản động, như ngôn ngữ hiện nay họ thường dùng, hay không hay đây là một tổ chức có đường hướng tuy khác với Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng không có gì đi ngược lại lợi ích của đất nước, của dân tộc, có thể cùng song song tồn tại với Đảng Cộng sản và các tổ chức chính trị khác. Chủ trương của chúng ta là hòa bất bạo động, chống lại các hành động quá khích, khủng bố, vũ trang lật đổ. Chúng tôi tin rằng việc làm đúng đắn của chúng ta sẽ được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp quần chúng, tuy bây giờ là đa số “thầm lặng”, những đến một lúc nào đó có điều kiện sẽ trở thành một lực lượng đấu tranh hùng hậu để xây dựng một nước VIỆT NAM HÒA BÌNH, ĐỘC LẬP, THỐNG NHẤT, TIẾN BỘ XÃ HỘI VÀ VĂN MINH, một khát vọng sâu xa mà nhiều thế hệ cha ông chúng ta đã mơ ước.
    Cho nên đây là một quá trình vận động. Hiện nay chúng ta đang trong quá trình vận động.
    Những điều tôi viết trong bài này cũng như bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh là lời tâm huyết mà tôi đem cả tim óc để bộc bạch cho bạn bè, đồng đội và những người đã cùng nhau chiến đấu trước hoặc hiện nay, cũng như những người chưa quen biết trong và ngoài nước. Bệnh tôi chưa biết sẽ diễn biến ra sao, nhưng tôi hạnh phúc được nhiều người – kể cả có vị lãnh đạo cao của Đảng, Nhà nước – thăm hỏi, chăm sóc, có người còn cho những loại thuốc quý. Trong tình hình bất an hiện nay, nếu biết đâu tôi bị một tai nạn nào đó thì xin mọi người xem đây như những gì tôi để lại cho những người thân trong gia đình, những người mà tôi thương yêu, cho bạn bè, đồng đội và cho đời. Đó là tâm nguyện của tôi, rất mong mọi người hiểu cho.
    Sài Gòn, ngày 18 tháng 8 năm 2013
    L. H. Đ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi nói về dân chủ, ông Đằng và một số người khác vẫn cho rằng, một quốc gia chỉ có một đảng thì sẽ không có dân chủ. Qua thực tiễn, chúng ta thấy không phải cứ có nhiều đảng là có dân chủ. Dân chủ là một quá trình, là mục tiêu phấn đấu, là một yếu tố cần thiết mỗi quốc gia đều nỗ lực hướng tới. Tuy nhiên, dân chủ đích thực phải dựa trên lợi ích của dân tộc, của nhân dân, ở đó quyền lợi của người dân cũng như của quốc gia, dân tộc được bảo đảm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta cũng đang phấn đấu xây dựng một xã hội "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Cách tốt nhất để mỗi người thể hiện khát vọng dân chủ cho đất nước, cho nhân dân là chung tay, góp sức, đưa đất nước vượt qua khó khăn, thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra. Xây dựng dân chủ ở nước ta còn những thiếu sót, yếu kém, chúng ta cũng đã nhận rõ và đang tìm cách khắc phục. Đảng và Nhà nước ta đang từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN ở nước ta. Tiếp thu ý kiến rộng rãi của nhân dân, Đảng, Nhà nước cùng với cả hệ thống chính trị đang tập trung sửa chữa, khắc phục những tồn tại, khiếm khuyết, trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân. Thay vì kêu gọi thành lập đảng phái đối lập với Đảng Cộng sản để được dân chủ hơn, tôi nghĩ ông nên hành động cụ thể, thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu mà Đảng đã đề ra, vì lợi ích dân tộc và nhân dân.

      Xóa
    2. Đỗ Thị Kiều Phươnglúc 19:53 21 tháng 8, 2013

      Bất cứ nhà nước nào cũng phải có hệ thống luật pháp để quản lý xã hội hiệu quả nhất. Sự tồn tại của pháp luật trong một nhà nước tự nó đã là minh chứng cho khẳng định: “Không thể có tự do tuyệt đối!”.

      Không thể phủ nhận rằng con người có quyền tự do, nhưng tự do của cá nhân này cũng liên quan tới tự do của cá nhân khác. Không ai có thể biện minh cho quyền tự do của mình khi dùng quyền ấy để ảnh hưởng tới quyền tự do của người khác. Nói cách khác, đòi hỏi quyền tự do tuyệt đối, nghĩa là sẽ có sự xâm phạm tới quyền tự do của người khác. Nếu ai cũng đòi quyền tự do ngôn luận theo kiểu thích nói gì thì nói, dẫn tới được “tự do” xúc phạm nhân phẩm người khác, “tự do” phao tin đồn nhảm, làm mất ổn định kinh tế, xã hội, thì hậu quả khôn lường. Nếu ai cũng đòi quyền được “tự do” sở hữu và sử dụng súng, thì chúng ta có được sống trong môi trường an ninh và chính trị ổn định như hiện nay không?

      Khi đã là một công dân của một quốc gia, hay sinh sống và làm việc ở một quốc gia, thì phải tuân thủ pháp luật của quốc gia đó. Nhà nước và sự tồn tại của pháp luật chính là thước đo, là khuôn mẫu cho tự do của con người.
      Bản thân tôi còn muốn nói rất nhiều về “tự do”, nhưng nếu tôi cứ “tự do” viết thì người khác đâu còn chỗ để bày tỏ ý kiến của mình? Vì vậy, tôi xin dừng ở đây để nhường quyền tự do bày tỏ ý kiến cho người khác…

      Xóa
  8. Tiếng thơm Huế- Sài Gòn- Hà Nội chỉ còn là kỷ niệm…lúc 14:04 21 tháng 8, 2013

    Báo chí trong nước tường thuật không ít về những trò “đạo” tức là “trộm, cướp”.
    Tiến sỹ- Phó Giáo Sư Nguyễn Chí Bền, Viện Trưởng Viện Văn Hóa- Thông Tin (!) ăn cắp tài liệu nghiên cứu của GS Tô Ngọc Thanh về văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc để làm sách.
    Mức quốc tế là Thạc sỹ Lê Ðức Thông, bị các chuyên san Natural Science, Journal of Modern Physics, Physics Letters B, Europhysics Letters, rút bỏ các bài “nghiên cứu” của ông này và “Nhóm đồng tác giả” vì đạo văn.
    Nhạc sĩ trẻ Trương Tuấn Huy thú nhận lấy sáng tác “Chút Tình”, sửa tên thành “Chút Tình Phai” đem bán. Một nhạc sĩ tương đối có tên tuổi là Bảo Chấn thì cũng bị tố cáo “đạo” bản “Frontier” và “Crescendo” của Keiko Matsui để biến thành bài “Tình Thôi Xót Xa” và “Dường Như".
    Trong chuyện chính trị, Hồ Xuân Mãn đang trở thành điển hình, nhân vật của thời đại:
    -Giác ngộ, tham gia cách mạng rất sớm từ 1964
    -Chưa vào Đảng đã làm lãnh đạo Trưởng Công an kiêm Xã đội trưởng, tổ chức 2 chi bộ mật…chỉ huy cả bí thư vào trận đánh…
    -1974 trở thành đảng viên…nhưng không ai biết…
    -2001, bất ngờ lên bí thư tỉnh ủy, không cần quy hoạch. Người trong quy hoạch là Ngô Yên Thy chịu văng ra ngoài…
    -2005, bị bạt tai…cũng qua để đủ đức đủ tài tái cử nhiệm kỳ 2.
    -2008, được tôn vinh là điển hình của cả nước là cá nhân tiêu biểu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
    -2010, lặng lẻ trở thành anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân từ thời cả nước đánh Mỹ.
    Đúng là một nhân tài kiệt xuất xưa nay hiếm…người con đặc biệt của đất Phò Ninh…người đời gọi là “quái hồ”, trên tài cả “hồ ly tinh” trong truyền thuyết…
    Ðất nước bây giờ tụt hậu cả vài chục năm so với những quốc gia trong vùng. Với cái “đỉnh cao” khôn vặt, gian vặt đó thì không biết đến bao giờ dân tộc này mới “rồng bay” hay “hổ nhảy.”
    Hai nhiệm kỳ bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế của Hồ Xuân Mãn…tiếng thơm Huế- Sài Gòn- Hà Nội chỉ còn là kỷ niệm…
    Đà Nẵng lấn sân mất rồi…

    Trả lờiXóa
  9. Trang blog này là của Ngô Minh à các bác?

    Trả lờiXóa