Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Hồ Xuân Mãn: Nhớ đêm về xóm Bồ

Tạp Văn09:34 | 10/12/2012
HỒ XUÂN MÃN
(Nguyên UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế)

Năm 1973, để chuẩn bị cho ký kết hiệp định Paris, Khu ủy và Quân khu Trị Thiên - Huế chủ trương tổ chức các lực lượng (bao gồm cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) tổ chức đánh chiếm các căn cứ và phân chi khu địch để giành đất, nắm dân, cắm cờ giành quyền làm chủ.
Nhớ đêm về xóm Bồ
Đồng chí Hồ Xuân Mãn, Bí thư tỉnh uỷ, thăm và giao nhiệm vụ cho lãnh đạo xã Hồng Thuỷ - Ảnh: internet
Lúc đó tôi là Trưởng Công an, cùng với lực lượng xã đội Phong An (Phong Điền) nhận nhiệm vụ phối hợp với du kích xã Phong Sơn tổ chức, nghiên cứu địa bàn dẫn đường đưa Trung đoàn 1 Sư 324 do anh Phan Thỏa làm Trung đoàn trưởng (nay đã nghỉ hưu sống ở Đông Hà - Quảng Trị) về địa bàn hoạt động của mình.

Đó là công việc không hề đơn giản, bởi ngoài dẫn đường, tìm nơi trú quân, đặt trận địa cối 120 ly..., chúng tôi còn được giao nhiệm vụ phải dựa vào dân để lo mọi thứ từ hậu cần, thuốc men, tải thương, chăm sóc thương binh, mai táng liệt sĩ... cho cả Trung đoàn.

Trên thực tế lực lượng du kích, an ninh chúng tôi thời điểm đó không nhiều. Cả Phong An và Phong Sơn điểm lại chỉ có chừng 10 người nhưng nhờ chú trọng xây dựng lực lượng tại chỗ nên hậu thuẫn cho chúng tôi là 2 chi bộ, 2 chi đoàn thanh niên, 2 đội du kích và một số an ninh mật hoạt động hợp pháp trong lòng địch.

Chính họ là tai mắt, đầu mối, phối hợp công tác và chở che cho chúng tôi bám trụ địa bàn và sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới khi được Đảng và cách mạng tin tưởng giao phó, nhờ vậy mà chỉ trong vòng 1 tuần triển khai chúng tôi đã lo liệu, chuẩn bị đầy đủ mọi thứ.

Đêm trước ngày ký hiệp định Paris, Trung đoàn 1 từ chiến khu theo dẫn đường của chúng tôi đã chiếm lĩnh trận địa. Đúng 23 giờ đêm 26/1/1973 quân ta tổ chức đánh chiếm Phân Chi khu quân sự xã Phong An (đóng ở trụ sở UBND xã Phong An hiện nay) và tiếp đó đánh chiếm mục tiêu bắc cầu An Lỗ, đẩy lực lượng cảnh sát dã chiến, lực lượng địa phương quân tháo chạy qua vùng chùa Long Quang thuộc địa phận của thị xã Hương Trà bây giờ.

6 giờ ngày 27/1/1973. Sau khi Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh Giải phóng đồng loạt phát thông báo Hiệp định Paris bắt đầu có hiệu lực thì cả một miền dọc sông Bồ từ Hiền Sỹ đến An Lổ rợp cờ Mặt trận dân tộc giải phóng.

Bộ đội và nhân dân vô cùng phấn khởi vì nghĩ rằng sau nhiều năm chìm trong máu lửa của chiến tranh, quê hương đã có hòa bình, dù chưa trọn vẹn!

Trong những ngày ngắn ngủi đó, theo chỉ đạo của trên, chúng tôi đã gấp rút tổ chức bộ máy quân quản để lãnh đạo và chỉ đạo nhân dân đấu tranh buộc địch thi hành hiệp định Paris. Và sự ngây thơ đó đã bị trả giá!

Một tuần sau, địch tung đại đội Biệt động quân đánh thăm dò, thấy ta phản ứng yếu ớt nên 2 ngày sau chúng đã quyết định tung Tiểu đoàn Biệt động quân và Đại đội Cảnh sát dã chiến có xe tăng yểm trợ tiến hành phản kích và đã đẩy toàn bộ lực lượng của ta ra khỏi địa bàn Phong An!

Chưa dừng lại, chúng tiếp tục truy kích. Chiến sự nổ ra ở khu vực khe nước nóng Thanh Tân. Thấy Trung đoàn 1 thương vong nhiều, Quân khu Trị Thiên - Huế điều Trung đoàn 3 (do anh Võ Chót làm Trung đoàn trưởng, sau này là Thiếu tướng, Phó Tư lệnh QK4) về thay thế và tạo nên phòng tuyến Phong Sơn (cuối năm 1973, Trung đoàn 4 do anh Nguyễn Quốc Khánh làm Trung đoàn trưởng được Quân khu Trị Thiên - Huế cử về thay thế Trung đoàn 3).

Sau khi tái chiếm Phong An, địch tiến hành bình định, thanh lọc và với sự chỉ điểm của bọn gián điệp, đội ngũ cơ sở hợp pháp của ta bị lộ nên chúng đàn áp rất khốc liệt.

Đến mãi bây giờ tôi vẫn không thể nào quên tấm gương kiên trung của các chị Hoàng Thị Quả (Bí thư chi bộ hoạt động hợp pháp), chị Nguyễn Thị Bê (du kích mật) và chị Giãnh (du kích mật). Cả 3 chị đều ở độ tuổi thanh xuân đã bị chúng bắt, hãm hiếp, đánh đập hành hạ rất dã man nhưng vẫn cắn răng chịu đựng, không hé một lời.

Bất lực, bọn chúng quyết định thủ tiêu bằng cách trói cả 3 chị thành một chùm rồi ném xuống cầu An Lổ. Hai chị Hoàng Thị Quả, Nguyễn Thị Bê hy sinh, còn chị Giãnh may mắn thoát chết nhờ dây trói bị đứt, sông Bồ lại vào mùa kiệt nên khi tỉnh dậy chị Giãnh đã bò được vào bờ (hiện chị còn sống ở thôn Phò Ninh, xã Phong An).

Trước tình hình như thế, thực hiện chủ trương của Huyện ủy Phong Điền, một mặt chúng tôi tìm đường giúp Trung đoàn 1 rút quân (khổ nhất là chuyển đại đội cối 120 ly) và mặt khác lực lượng của 2 xã Phong An, Phong Sơn phải tìm mọi cách đưa số cơ sở, nhất là đảng viên, cốt cán bị lộ ra vùng giải phóng và gần 20 gia đình cơ sở cách mạng đã kịp thoát vòng vây giặc, lập nên làng giải phóng tại Tam Dần.

Sau khi Trung đoàn 1 rút lui, số anh em du kích, an ninh ở Phong An còn lại rất ít. Thôn Phò Ninh thời điểm có tôi, anh Đợi, anh Minh, anh Kiếm; ở thôn Vĩnh Hương có các anh: Quyền, Cầu, Rạm, Hùng. Chúng tôi đào hầm ở các rú để bám dân, bám địa bàn, còn địch thì cho xe cày ủi vùng giáp ranh và tiến hành bình định các thôn. Để thể hiện quyền kiểm soát chúng buộc các nhà phải sơn, kẻ lên tường hoặc mái lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Bị địch khủng bố, ngoài số bị bắt, số cơ sở còn lại phải chạy trốn khắp nơi, đặc biệt có chị Châu Thị Thỏn, Bí thư chi bộ xã Phong Sơn (cơ sở nuôi dưỡng nhà văn Nguyễn Quang Hà, nguyên TBT Tạp chí Sông Hương) và mẹ Trần Thị Con, Chi ủy viên Chi bộ Phong Sơn (mẹ vợ của Bác sĩ Dương Quát nay nghỉ hưu ở Đông Hà - QuảngTrị).

Sau hơn nửa tháng kiếm tìm, cuối cùng chúng tôi được chị Nuôi, một đảng viên hợp pháp ở xóm Bồ báo cho biết đã liên lạc được với chị Châu Thị Thỏn, mẹ Trần Thị Con và cả nhà họ hiện đang trú trong nhà của chị.

Xóm Bồ là vùng lõm của thôn Bồ Điền xã Phong An, nằm phía dưới QL1 và tiếp giáp với xã Phong Hiền nên địch ít chú ý. Thế là trong đêm, từ Phò Ninh tôi và anh Kiếm cắt đường tìm về xóm Bồ để đưa cả hai gia đình ra vùng giải phóng. Thấy nhà chị Nuôi đỏ đèn - tín hiệu an toàn, chúng tôi xâm nhập và tổ chức đưa họ đi. Cuộc giải cứu 2 gia đình diễn ra trong lặng lẽ.

Vì không có giao liên dẫn đường nên tôi và anh Kiếm không biết điểm nào có địch phục kích để mà tránh, trong khi đó trên tuyến QL1, quãng từ An Lỗ ra KM 23 địch bố trí nhiều điểm chốt chặn.

Nhờ thông thuộc địa hình, thay bằng trở lại con đường đã đi, 2 chúng tôi quyết định từ xóm Bồ ngược ra phía bắc vượt qua trảng cát Phong Hiền rồi men theo tuyến giao liên của Quảng Điền để đưa họ lên Vĩnh Hương.

Đó là đêm trăng rất sáng. Mọi vật rõ mồn một, nhất là khi qua trảng cát mà rú đã bị cày nát ở Phong Hiền. Nếu địch phát hiện, chắc chắn chết nhiều hơn sống. Dù có hy sinh cũng phải qua, nếu chần chừ không đưa gia đình chị Thỏn và mẹ Con trốn thoát thì chắc chắn họ sẽ bị địch thủ tiêu như chị Quả, Chị Bê. Chị Châu Thị Thỏn là vợ liệt sĩ có 2 con đứa con trai chưa đầy 10 tuổi. Còn mẹ Trần Thị Con, chỉ có mình Hiền là con gái, lúc đó chừng 15 tuổi.

Để vượt qua trảng cát, tôi đi trước và cõng cháu Đức, anh Kiếm đi sau cùng, cõng cháu Thế. Số còn lại đi giữa, phòng thất lạc.

Cả đoàn lặng lẽ đi trong đêm, đến gần nửa đêm về sáng thì đến QL1, đoạn KM23. Dừng lại, tôi băng qua đường quan sát. Thấy không có động tĩnh gì mới quay lại cõng cháu Đức và dẫn đoàn cùng đi. Mãi đến 5 giờ sáng, sau khi băng qua rất nhiều đồi, đoàn chúng tôi mới tới được rú Vụng Côm. Đây là nơi anh em du kích Vĩnh Hương hay ở, vì sợ bị vấp phải mìn nên không dám vào. Ngồi đợi một lúc mới thấy anh Cầu ra ngụy trang đường vào căn cứ nên tôi gọi. Anh Cầu mừng quá, hỏi ngay: ai đi sau mà đông rứa, lại còn có cả con nít?

Suốt một ngày ở lại đây, đến tối, tôi bắt được liên lạc và đưa 5 người về vùng giải phóng Phong Sơn. Sau khi bàn giao họ cho anh Tuy giao liên, tôi quay trở lại Phong An tiếp tục bám trụ cho đến ngày quê hương giải phóng.

Mới đó mà đã gần 40 năm...

Cháu Đức đêm nào tôi còn cõng trên lưng nay đã là Thượng tá, Thị đội trưởng Hương Trà. Em Hiền đã trở thành bác sĩ và có cháu nội, cháu ngoại...

Chuyện đã lâu nhưng với tôi kỷ niệm của tình quân dân ấy vẫn đong đầy, vì ngoài trách nhiệm nó còn thể hiện tình yêu thương với đồng chí, đồng đội, nhất là lúc khốn khó.

H.X.M
(SH286/12-12)

Thơ Sông Hương 12-12

17:22 | 28/12/2012
Hoàng Anh Tuấn - Ngọc Tuyết - Nguyễn Thánh Ngã - Khaly Chàm - Mai Văn Hoan - Võ Văn Luyến - Vũ Kim Liên - Lê Vy Thủy
Thơ Sông Hương 12-12
Tranh sơn dầu "Phố biển" của HS Nguyễn Thị Minh Tâm


Những ngôi mộ vô danh
MAI VĂN HOAN

Anh nằm lại với làng buôn
Với nhà rông với suối nguồn Tây Nguyên
Anh nằm lại với cồng chiêng
Phơ phơ lau trắng dọc triền ba zan
Anh nằm lại giữa nghĩa trang?
Giữa thung sâu? Giữa đại ngàn thẳm xanh?

Muôn nghìn ngôi mộ vô danh
Thịt xương hóa đất, tên thành khói sương…

Anh khắc khoải nhớ quê hương
Nhớ cha mẹ, nhớ mái trường thân yêu
Nhớ người tặng chiếc khăn thêu
Nhớ bờ tre, nhớ cánh diều tuổi thơ…

Cây dừa trên bến sông xưa
Trải bao mưa nắng vẫn chờ đợi anh!

M.V.H
(SH286/12-12)
TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG - SỐ 286 (T.12-12)

14 nhận xét:

  1. Báo CCBVN ra tháng 11/2012-Tạp chí SH ra cuối tháng 12/2012.
    Tạp văn của Hồ Xuân Mãn cũng chỉ là cách giải thích những việc làm anh hùng...có nhăc tới NQH, DQ như một lời nhắn gởi,hành động anh hùng chỉ có thế thôi ư? thế thì Võ Sĩ Đài, Lê Sáu cả thúng...Minh , Đợi, Kiếm ngang tài thậm chí trên tài, toàn diện hơn...cấp trên đánh giá Minh cao hơn nên được cử đi đào tạo...Nhìn qua Hương Trà thì Hoàng Thế Đoàn, Nguyễn Huy Ngọc... Mãn phải đứng xa mà nhìn "kính nhi viễn chi"...
    Không dám so với cây đa, cây đề...Mãn là AHLLVTND thì chọn Hoàng Thế Đoàn, Nguyễn Huy Ngọc, Trần Văn Minh thì tốt hơn, toàn diện hơn nhiều...có lẽ cũng không có ai phản ứng...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là trường hợp anh Lê Phương Thảo, là người lãnh đạo trực tiếp phong trào đô thị Huế. Sau ngày giải phóng rời chính trường, anh lao vào lĩnh vực giáo dục, hình thành Đại học Duy Tân, mở ra một phong trào xã hội hóa giáo dục ngày càng phát triển. Đại học Duy Tân thu hút trên 20.000 sinh viên và nằm trong tốp 20 trường dẫn đầu cả nước. Làm ăn thành đạt, anh đã giúp đỡ con em gia đình chính sách đi học, giúp đỡ những anh em phong trào khó khăn. Chỉ riêng đối với Ban liên lạc B14 (cơ quan Thành ủy trong kháng chiến) trong năm 2011 anh đã ủng hộ trên 100 triệu đồng để giúp đở đồng chí, đồng đội sửa chữa nhà cửa, hỗ trợ anh em quá khó khăn thiếu thốn.

      Xóa
  2. Chỉnh Đảng cục bộ địa phương rồi, anh chỉ đem mấy anh Hương Điền để so với nhau...anh nhớ cho rằng danh hiệu AHLLVTND không chỉ xét riêng cho mấy anh Hương Điền mô nghe...tui cũng đang tức lắm đây...

    Trả lờiXóa
  3. Chiều ngày 12/12, tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam – Huế, Tạp chí Sông Hương, công ty Văn hóa Phương Nam và New space Art Foundation đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Gọi tìm xác đồng đội” của nhà thơ Trần Vàng Sao được NXB Hội Nhà văn ấn hành vào tháng 7/2012.
    Cú pháp nhiều câu thơ được lặp lại như một tín hiệu thẫm mỹ :
    không ai biết gì hết
    không ai nói gì hết
    không ai nhớ gì hết
    không ai kể gì hết
    không ai nghe gì hết
    không ai nhắc gì hết
    như mi không bao giờ có ở đời này
    nói chi đến anh hùng...

    Trả lờiXóa
  4. Hiện nay, chính quyền nhiều nơi và những cán bộ đảng viên vi phạm "sợ" công khai. Nhiều cấp chính quyền còn vì nể, vì ngại mà từ chối công khai. Nhưng tự giác là bản chất của Đảng. Đảng viên càng tự giác thì tính Đảng càng cao. Khi đảng viên không tự giác, đó là sự thoái hóa, biến chất vậy.
    Công khai bản thành tích AHLLVTND của Mãn là yêu cầu của CCB, chiến sĩ, cán bộ đảng viên...càng để chậm càng mất uy tín của Tỉnh đảng bộ.

    Trả lờiXóa
  5. 20 năm vào tỉnh ủy, qua công tác tổ chức cán bộ, Mãn để lại quá nhiều tai tiếng, không ai đồng tình, vụ scandal Mãn Toàn chỉ là những giọt nước tràn ly...không chỉ là phê bình, họ xỉ vã nhau, họ mắng nhau đồ này đồ nọ...không có AHLLVTND ở đâu như vậy cả...kéo bè kéo cánh...cờ bạc, rượu chè, gái gú, săn bắn, chạy đủ cả...Kéo thằng Hồ Xuân Phương vào làm anh hùng cho có anh, có em...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kéo thằng Nguyễn Văn Phương vào làm anh hùng cho có cha, có con...

      Xóa
    2. Cho em làm anh hùng với vì em dám bạt tai anh hùng...

      Xóa
    3. Ơ hơ Kéo anh của Phương là Nguyễn Văn Minh vào làm anh hùng cho có sui có gia...khà khà...

      Xóa
  6. Nhiều ý kiến nặng nề quá...

    Trả lờiXóa
  7. Gửi ông tổng biên tập Sông Hương,
    Bài tạp bút trên của ông Hồ Xuân Mãn là thể loại chi mà cho đăng ở diễn đàn Văn học nghệ thuật vậy?
    Đừng biến tờ tạp chí VHNT trong sáng thành cái sọt đựng phế thải.
    Sông Hương ơi hỡi Sông Hương
    Mai đây biết có còn đường đi lên
    Từ khi Thanh Ngọc ký tên
    Bao nhiêu phế thải mọi miền vào đây
    Hậu sinh khả úy sau này
    Sợ nhất Thanh Ngọc tiếp tay... báo đời
    Bắc thang mà hỏi ông trời
    Văn dốt, chữ dát mà mời (làm) Tổng biên.
    PHẢI BIẾT THẾ NÀO LÀ VĂN CHƯƠNG, THẾ NÀO LÀ BÁO.
    PHẢI PHÂN BIỆT ĐÂU LÀ TÁC PHẨM, ĐÂU LÀ CÁI MỘT THOÁNG
    MẤT UY TÍN "SÔNG HƯƠNG QUÁ"

    VĂN NGHỆ SĨ TTH Cần làm ngay: THAY TỔNG BIÊN TẬP

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng Hồ Đăng Thanh Ngọc cũng loại dốt vô tài viết tin vịt ở báo TTHuế không xong nhưng nó loại công thần rễ Ngô Kha bợ đít Hồ Xuân Mãn thơ văn nó làm gì có Mãn đánh dẹp nhà văn Việt Hùng cho ngồi chơi xơi nước để Thanh Ngọc lên làm TBT Tạp chí Sông Hương toàn đăng văn chương nhạc họa vớ vẩn báo đời như sọt rác làm mất uy TTHuế không được như Sông Hương thời Tường, Vỹ, Hà.

      Xóa
  8. Tôi là một nha thơ ở Huế. Rất đồng ý với ý kiến này. LAM

    Trả lờiXóa