Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

AHLLVTND của đáng tội

Ở đâu không biết, ở Huế hơn chục năm nay, hầu như cái gì cũng…chạy. Từ chạy chức, chạy quyền, chạy chổ, chạy lợi, chạy tội, chạy bằng cấp, chạy tuổi, chạy thương binh, chạy huân chương, ...đỉnh cao là chạy anh hùng. 
Không đạt tiêu chuẩn anh hùng mà được công nhận anh hùng, không chạy...thì ai dại gì mà cho không anh cái việc rất khó, rất dễ bị lộ vì phải công bố rầm rang, phải trống đánh kèn thổi, dân tình còn so đo...chạy anh hùng khó hơn nhiều, không kín kẻ, lộ ngay...như đang bị lộ. 
Ông Hồ Xuân Mãn đã được công nhận danh hiệu AHLLVTND. 
Dân thấy Bà Doan vừa trao bằng trên Tivi...dân khen ngay: Mãn chạy giỏi quá hè. Dân biết, dân bàn, dân tòe loe...Mãn làm anh hùng chui, Mãn cướp công đồng đội, Mãn phách tấu... 
Khen như Hữu Thu khen Mãn lobby giỏi, Thủ tướng cũng phải gật gù...Mãn siêu...bái phục sư phụ. 
Mãn "danh chính ngôn thuận" không phải chạy thì nói bậy nói bạ như kiểu của mấy bác Du kích Phong An không đi tù mới lạ...nói không có căn cứ, Mãn có cả tiểu đoàn tới “hốt” mấy bác sớm, vừa để bảo vệ thanh danh cho Mãn, vừa để củng cố niềm tin cho Đảng...ảnh hưởng lắm chứ? 
Bí thư tỉnh ủy mà còn chạy...anh hùng thì còn chi cái đất nước ni? Phải không mấy eng hè? 
Mấy Bác yên tâm, đích thị cái anh hùng của Mãn chắc chắn dổm 100%. Vấn đề là các tổ chức có liên quan chống chế làm sao cho êm là việc của các vị ấy...cho thì dễ nhưng lấy lại khó gấp trăm lần. 
Mãn đang đắng cuống cổ, đang tự than “sai một li đi một dặm”, “tham thực cực thân”, ưa trả lại cái “của đáng tội” anh hùng này trong danh dự nhưng không trả được, biết ri từ chối quách từ khi mấy thằng tham mưu đề xuất tầm bậy, đừng nghe xúi dại, chừ thì yên rồi, không ai rãnh để đi xới xáo những việc không ra chi của mình... 
Còn cái thằng ni nữa, Hữu Thu công khai với cả làng: Hồ Xuân Mãn không có "Huân chương Bảo vệ Tổ quốc" hạng nhất, không có "Huân chương Chiến công" hạng nhất. 
Cái thằng Hữu Thu này nối giáo cho giặc, ai cũng ngờ ngợ Mãn đã chạy anh hùng thì trước hết phải chạy cho được một trong hai cái nớ, đồ dễ ẹt...kê cả một núi công mà cái “ỉa rẹt” nớ không kê, mất tao tốn công, tốn tiền tìm thêm vài thằng chống chế...tao phải mất thêm mớ tiền để chạy thêm cái không cần phải chạy!... 

“Để thì vương, sương thì nặng”, Mãn chừ “như con gà mắc tóc” ưa thôi anh hùng nhưng không thôi được...



Của thiên trả địa, ngu chi mà không lấy, Phan Bùi Bảo Thi có tiền xăng rồi...
xe ta bon bon trên dặm đường...
mà xe ta đi lui chiến trường...

Cuộc chiến không cân sức: Tiền - Tài 

Vâng giờ đây có lẽ không chỉ “thương trường như chiến trường” nữa, mà “trường chạy” ở nước ta cũng đầy rẫy sự cạnh tranh khốc liệt. Và khi thế thắng luôn nghiêng về phía có sức nặng của Tiền, thì Tài thua chẳng lẽ không phải chuyện đương nhiên sao? Bởi thế, lý giải thêm cho nhận xét nêu trên,Le Dinh Khue khue.ledinh@yahoo.com.vn viết tiếp: 
“… Khi mà môi trường sống của chúng ta vẫn đang ở trong ‘guồng chạy’, thì tôi nghĩ việc chạy chức, chạy quyền là cái kết tất yếu. Kể cả chạy vào làm các ngành rất đặc thù như CSGT, hoặc chạy vào những chỗ kiếm được nhiều tiền như ngân hàng… luôn có nhiều người lao vào. Và ở đó tất yếu có quy luật cạnh tranh (giá, phí). Nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu để có việc làm với mức lương chỉ khoảng 3 triệu đ/tháng, nhưng tất nhiên đằng sau mức lương đó họ còn nhận được những… gì gì nữa. Nói chung theo tôi nghĩ, những ai phải bỏ tiền ra chạy đều là những người không có khả năng học, khả năng làm việc nhưng lại rất giỏi tìm kẽ hở để luồn lách và tìm đường để chạy chọt. Mà nói cho cùng có người nhận thì mới có người chạy, nhưng vấn đề này… BIẾT RỒI, KHỔ LẮM, NÓI MÃI!” 
Chuyện ai cũng biết đó, tất nhiên các ban ngành chức năng liên quan không thể biết được khi chẳng ai "day tận mặt, bắt tận tay" được vì mọi chuyện đều diễn ra trong vòng bí mật. Chứ thời nay chẳng ai còn ngây thơ đến mức thực hiện công khai theo kiểu cổ lỗ sĩ “ông đưa chân giò, bà thò chai rượu” như… thời xửa thời xưa. 
Từ đó, sự quan ngại và lo lắng của dư luận nói chung càng lớn hơn bởi dễ dàng tiên đoán hậu quả với tương lai, khi người tài chẳng có đất dụng võ và niềm tin trong dân ngày càng mai một đi. Ngược lại, sức mạnh kim tiền ngày càng chứng tỏ sự lợi hại, nhất là trong khả năng gây ra các nguy cơ cho cả hiện tại và tương lai: 
“Đúng là nguy cơ của các nguy cơ! Nếu người ta bỏ ra một khoản đầu tư thì phải lấy lại vốn và lãi chứ nhỉ. Đó là một trong những nguồn gốc của tham nhũng. Theo tôi và rất nhiều người nhận thấy, thì rõ ràng lỗi cơ chế là một trong những lỗi cơ bản và truyền thống nhất…” - Quoc Hung: hungquac@yahoo.com
“Tôi chỉ mong hãy lấy hiệu quả công việc làm thước đo cho lăng lực công chức, viên chức. Chạy chức 100 triệu là có thật nhưng còn là ít. Song chạy rồi vào cơ quan ngồi chơi xơi nước thì đó mới là điều còn là tệ hại hơn nhiều. Cơ chế xem xét, đánh giá con người cần phải từ hiệu quả công việc. Mong Nhà nước hãy đưa ra cơ chế này làm yếu tố đầu tiên” - Phong Lan: lanphong@gmail.com
“Buồn quá! Những người có Tài có Đức thì toàn thấy đi đâu mất ấy, còn những người có bộ óc nghĩ ngăn ngắn ... lại được làm giảng viên, công chức… Ví dụ như ở quê tôi, có chị học chẳng biết gì, có khi làm toán cộng trừ nhân chia cũng chưa được vững lắm. Thế mà bây giờ làm giảng viên trường cao đẳng (chị ấy ở cùng tôi thời sinh viên, nên tôi biết rõ học lực). Thất vọng cho thế hệ sau này! Nghe nói chị ấy mất 180 triệu để chạy được vào trường, trong khi đó những người học giỏi cùng thi lại không đỗ. Còn các bạn nghĩ sao về những thế hệ tương lai khi học những người thầy cô giáo như thế?” - Lương Thị Nhật: nhatdhcn@gmail.com
“Theo tôi nghĩ, các anh chị, các em nếu có tài, có năng lực, có tri thức thì không nên vào làm công chức làm gì. Làm việc cho các tập đoàn tư nhân, các công ty nước ngoài, có vất vả một chút, nhưng họ còn trân trọng công sức của mình bỏ ra. Các anh chị tốn bao tiền của để chạy vào công chức nhà nước, đến lúc được rồi lại thấy thất vọng lắm thôi…” - Nguyên: nguyen@yahoo.com

“Vũ khí bí mật”... ai cũng biết 

Trên “trường chạy” rất đặc biệt đó, yếu tố bí mật của loại vũ khí mang tên Kim Tiền luôn được giấu rất kỹ. Bởi vậy, tìm ra bằng chứng về đường đi của những đồng tiền "chạy" đâu phải dễ. Nhưng khó là với những người hưởng lương để làm việc đó thôi, chứ với hàng chục triệu tai mắt nhân dân thì bằng chứng sống hiện diện khắp nơi. Chẳng phải tìm đâu “loanh quanh cho đời mỏi mệt”! 
“Chả nói đâu xa. Đến chạy cho con vào mẫu giáo "điểm" cũng đã $1.000 rồi, chạy vào tiểu học "điểm" như trường KĐ (quận BĐ, Hà Nội) cũng $1.500 - $2.000 rồi. Mà mẫu giáo chỉ học có 3 năm, tiểu học là 5 năm, thì thử hỏi chạy công chức $5.000 mà để làm cả đời và kiếm chác được thì giá đó rẻ hay đắt, và có hay không? Mời các giới chức trả lời hộ dân với!” -Phạm Thu Uyên: lamips@gmail.com
“Mức độ đáng tin cậy của việc kiểm tra ra sao? Quê tôi sống là một quận nội ô của 1 TP trực thuộc TƯ, nhưng có cả những nhân viên ngành chức năng còn là tay trong của các đối tượng cờ bạc. Giáo viên thì muốn về trường cấp 3 gần nhà dạy, phải tốn 2 cây vàng (giá vàng năm 2008). Cán bộ nhà nước thì làm việc theo mức độ quen biết là chính… Có rất nhiều chuyện mà người dân nơi tôi sống trăn trở, nhưng họ tin được vào ai để có thể lên tiếng góp phần tìm ra sự thật (hoặc sẽ rất có thể là… vụ Hoàng Khương thứ hai)???” - Nguyễn Hữu Nghĩa: hoangtuech_1105@yahoo.com
“Việc thi là của người thi, ai đỗ ai không đã sẵn từ trước khi đi thi rồi. Cuối năm 2012 tôi thi vào ngành KBNN trên Thái Nguyên. Tôi hiểu rõ rồi: đất nước này không chỉ có một vài con sâu đâu, cả một bầy sâu đấy, vấn đề là ai dám đứng ra chỉ mặt kể tên thôi!!!” - Trần Trọng Kim: trantrongkim@gmail.com
“Trong đợt thi tuyển công chức vào ngành giáo dục tại thành phố Thái Nguyên năm 2012, tôi biết nhiều trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học loại khá giỏi lại thi trượt. Trong khi đó những người bằng trung bình, trung bình khá lại trúng tuyển với điểm thi rất cao, có thể nói là cao hơn hẳn so với những người thi tuyển còn lại... Nói chung có rất nhiều điều ngang trái trong các kỳ thi tuyển công chức tại tỉnh này đã tồn tại bao nhiêu năm nay, nhưng có bao giờ thấy bị đưa ra ánh sáng đâu. Cuối cùng thì trong xã hội thời nay, cứ người nào có nhiều tiền thì đều được vào làm ở những nơi có công việc tốt. Trong khi đó những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, nhưng chỉ vì không có tiền để chạy công chức mà phải ngậm ngùi từ bỏ giấc mơ cống hiến của bản thân. Thật đáng tiếc cho những ai muốn được phục vụ đất nước mình, nhưng bị đồng tiền và những người có chức có quyền tước đi ước mơ và niềm hy vọng của họ!!!” – Cuong Nguyen: cuongtnvn88@gmail.com
“Thật sự việc chạy công chức là có thật. Tôi ở Lạng Sơn, năm 2007 tôi làm hồ sơ vào ngành giáo viên nhưng tôi không có tiền nên không được đi làm, trong khi anh bạn học cùng trường tôi chạy 70 triệu thì được đi làm. Đến năm 2010 tôi nộp tiếp hồ sơ vào huyện Bình Gia chuyên ngành tin học, người ta bảo tôi chạy nhưng tôi không chạy nên tôi lại không được vào làm... Tôi biết chỉ do không có tiền nên không được đi làm cũng là phải thôi. Và ti thấy ông Dực nói rất đúng” - Hue: emmonganhve56@yahoo.com
“Tôi cũng vừa trải qua một kỳ tuyển dụng công chức của ngành giáo dục. Sau 6 năm lăn lộn với nghề, 5 năm trải qua thân phận giáo viên hợp đồng (đi họp luôn ngồi bàn dưới giành cho GV hợp đồng tất cả các môn. Đóng góp các loại phí - quỹ thì…bình thường như mọi người, nhưng thưởng Tết thì không bao giờ có vì chỉ những GV trong biên chế mới được), tôi đã quá ngán ngẩm. Nhưng muốn thi và đỗ vào biên chế ư? "Đã đi gì chưa?" là câu hỏi chung đầu tiên. Trường càng "oách" càng phải nặng tiền, mà phải đôla chứ không chơi tiền Việt. Biết là dại nhưng cơ chế hiện tại buộc người ta phải lao vào mà chạy tiền, dù biết có khi tiền mất mà vẫn bị kẻ khác "cơ" to hơn chiếm mất chỗ. Còn nhiều lắm những ngao ngán, "đoạn trường" của chuyện thi - chạy công chức. Nhiều người cũng đã nản hẳn cái cơ chế làm "người nhà nước" rồi. Đến bao giờ mọi giá trị mới được sử dụng đúng, được trả về đúng vị trí của nó?” - Thanh Hai: Thanhhai88@gmail.com
Giải pháp an toàn hiện tại, nguy cơ tương lai 
Sự thật luôn là sự thật, dù người ta có cứ cố tình chối bỏ thì sự thật vẫn hiện diện. Vấn đề là ta có dám đối mặt với sự thật không lấy gì làm hay, làm đẹp để tìm cho bằng được cách cải thiện, sửa chữa nó hay không mà thôi. Bằng không, chọn giải pháp an toàn bằng cách lảng tráng sự thật chỉ càng khiến người dân thêm thất vọng, mất niềm tin… 
“Thất vọng quá các bạn ạ! Nếu chúng ta vẫn không dám nhìn vào sự thật để sửa chữa, khi mà tệ nạn chạy việc, chạy chức, chạy quyền đã là phổ biến khắp nơi trên cả nước và dân ai cũng biết. Thế mà khi ngành chức năng điều tra lại đưa ra kết luận “không có” thì…. Tôi xin hỏi các bạn: nếu chính con người chúng ta vẫn không dám nhìn thẳng vào sự thật mà sự thật đó là hiển nhiên ai cũng biết, thì đất nước có thể phát triển tốt không?... Vậy ai là người phải chịu trách nhiệm? Theo tôi nghĩ, đó phải là những cán bộ đứng đầu các ngành, các cấp và các đơn vị…” - VHYB: v.hoan@gmai.com
“Để tìm ra sự thật không khó, cái khó là có dám đối diện với sự thật hay không. Cơ quan điều tra có thể thăm dò từ người dân rồi tìm ra manh mối. Người dân không hề có nghiệp vụ nhưng họ dễ dàng tìm ra đường dây chạy công chức, viên chức… Chứ điều tra từ trên xuống khó lắm, phải đi vào dân mới có thể tìm ra. Nếu không công việc điều tra chỉ mang tính hình thức, mà hình thức thì chẳng đi đến đâu, lại mất thêm những khoản tiền không nhỏ để lập ban thanh tra. Cứ đến đợt thi công chức, viên chức mà điều tra có cả chục người nhận ""chạy" cho bạn ngay :))” - Chi_den_the_thoi: thuan_nhim1985@yahoo.com
“Thực ra đây là chuyện " Toét mắt bởi tại hướng đình - Cả làng toét mắt một mình em đâu "(!) Chuyện chạy chức (và cả chạy quyền) đã phổ biến từ lâu, có điều đố ai dám nói ra? Vì nói ra vừa mất tiền, mất chỗ làm, vừa bị mắng là dại. Đấy là chuyện "chạy" việc. Tôi đã được biết (cũng xin nói nhỏ) chỉ cần chuyển chỗ làm thôi cũng mất 70 triệu rồi đấy” - Thanh Hà: thanhnien4x@yahoo.com
Và lẽ nào các giới chức hữu quan cứ mãi chọn giải pháp an toàn cho hôm nay, bất chấp bao nguy cơ cho tương lai và để tồn tại mãi những suy nghĩ bi quan như Suk baloteen34@gmail.com bày tỏ: 
“Quy luật xin việc của nước ta hiện nay, theo em được biết là: Nhất quan hậu duệ/ Nhì quan hệ/Ba tiền tệ/Bốn thì… mặc kệ. Cũng có kha khá người đi lên từ tài năng và năng lực, nhưng mà cũng chỉ chiếm tỉ lệ rất ít thôi. Đó chỉ là ý kiến nhận xét chủ quan của 1 người trẻ mới 20 tuổi đầu như em, mong các bác thông cảm nếu có sai sót”. 

Mong và hy vọng bạn đã... sai sót!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét