Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Hữu Thu ngòi bút trè của Hồ Xuân Mãn

Hà Văn Thịnh
Thật là buồn khi gắn bó với quê hương…
Hà Văn Thịnh – Đại học Khoa học Huế
Bàn về sự trả lời hộ lãnh đạo của một nhà báo rất có tâm, hết sức có tầm tên là Hữu Thu - Đài Truyền hình Huế (HTV).
Trích bài viết "Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh Ủy":
Người viết bài này đã sống và làm việc ở tỉnh TTH 33 năm, đã chứng kiến sự thay đổi của nhiều lãnh đạo nhưng chưa hề thấy bất kỳ sự thay đổi thực sự nào từ ý tưởng, cách làm việc của những người lãnh đạo ấy. Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ vị lãnh đạo nào về đề tài này. Chỉ cần bước qua đèo Hải Vân là thấy xấu hổ vì mình là người Huế. Sự đủng đỉnh của Huế, tính bảo thủ muôn đời của nó là điều ai cũng biết. Thật là buồn khi mình gắn bó với một quê hương mà quê hương ấy chỉ thay đổi gọi là, phát triển gọi là...
Ngày 25.1.2010, tôi có đăng bài “Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy” trên Tuần Việt Nam (Vietnamnet). Hôm nay (6.2.2010), báo Thừa Thiên Huế có đăng “phản hồi” của tác giả Hữu Thu với tiêu đề "Sao lại cảm thấy xấu hổ vì mình là người Huế”? Xin được nói lại cho rõ như sau.
1. Đừng vin vào cái câu tôi viết ở phần trên rồi nói tôi giống với ông NQK bởi vì tôi đã viết ngay sau đó rằng “thật là buồn khi mình gắn bó với một quê hương mà quê hương đó chỉ phát triển gọi là, thay đổi gọi là…” Bất cứ ai có hiểu biết cũng đều rõ “gắn bó” là hệ quả của tình yêu, sự say mê, cái không thể chia lìa giữa hai bên. Đó là cách nói để thay cụm từ “tôi yêu Huế vô cùng”. Về tình yêu này, có lẽ tôi không cần chứng minh vì đã có rất nhiều bài viết chứng tỏ tôi nặng lòng với Huế lắm. Mặt khác, một khi tôi đã nhận Huế là quê hương thứ hai thì làm sao lại nói là tôi không yêu Huế? Chẳng ai không yêu một vùng đất mà lại nhận là quê hương.
Tuy nhiên, khi nhà báo, nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn V. nói với tôi rằng tôi đã sai khi viết như thế vì có phải ai cũng hiểu như thế đâu – nhất là những người dân ít học, tôi mới bừng tỉnh và thấy rằng mình có lỗi với Huế. Qua đây tôi xin tất cả mọi người yêu Huế tha lỗi và hiểu rõ cho tôi.
2. Về nguyên tắc, khi tôi hỏi Bí thư Tỉnh Ủy (BTTU) thì tôi chỉ muốn nghe ông BTTU trả lời cho dù tôi rất cảm ơn ông Hữu Thu đã trả lời thay! Một nguyên tắc nữa cần phải hiểu là vì không biết nên mới hỏi và sự có đúng, có sai là lẽ thường. Người dân hỏi lãnh đạo cũng như trò hỏi thầy là quyền của người kém hiểu biết. Chưa bao giờ tôi thấy chuyện học trò hỏi sai lại bị thầy giáo dọa đe! Nếu trò dốt thì thầy phải làm sáng tỏ kể cả điều đã… cũ; ngược lại, nếu thầy sai thì phải thẳng thắn thừa nhận trước học trò. Những số liệu mà tôi đã đưa ra là do các nhà nghiên cứu lấy trực tiếp từ cơ quan có trách nhiệm nên sự sai sót là khó xẩy ra (tôi sẽ chứng minh ở phần sau rằng chính Hữu Thu cũng sai nhiều khi đưa ra các số liệu).
Thành tựu của tỉnh Thừa Thiên Huế là điều đáng ghi nhận (tuy trong bài viết tôi không đề cập đến bởi hỏi không phải là để ngợi ca). Nhưng, cần nhấn mạnh rằng Huế xứng đáng phát triển nhiều hơn nữa so với tiềm năng, nội lực mà nó đã và đang có. Ông Hữu Thu nghĩ sao khi hàng chục năm nay bãi biển Thuận An vẫn cứ xơ xác và cũ kỹ như xưa? Hãy thử nhìn những bài biển của nhiều địa phương khác như Cửa Lò, Đà Nẵng, Nha Trang…, để xem họ thay đổi ra sao. Phát triển ở đâu khi cảng Chân Mây mỗi năm đón được vài chiếc tàu trong khi nó chỉ cách Đà Nẵng có 10 hải lý đường chim bay và đầu tư đến hàng trăm tỷ đồng? Tại sao công viên nước tốn hàng tỷ đồng rồi để phơi nắng, phơi mưa vì không có… nước? Có cái công viên nào được xây giữa điệp trùng mồ mả hay chưa? Tại sao Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng phải tránh nhà hàng, “lên” Ngự Bình chờ giải nghĩa địa? Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đồ sộ và ầm vang đến thế, thực chất bây giờ ra sao? Tại sao chỉ riêng chuyện Đồi Vọng Cảnh mà Thừa Thiên Huế đã làm nhức đầu báo chí và dư luận cả nước hàng tháng trời?...
3. Ông Hữu Thu cho rằng sở dĩ Huế có nhiều người ăn xin là vì “không nỡ ‘đuổi’, ‘đẩy’ những con người, những số phận kém may mắn hơn mình”? Có thật vậy không khi vì lòng tốt hay vì đất lành chm đậu mà người nghèo nhiều đến thế? Ông còn đưa ra số liệu rằng “gần 600 hộ” dân vạn chài lên bờ và còn “trên 400 hộ” nữa. Vậy, ông giải thích ra sao khi chỉ mới hơn một nửa dân vạn chài lên bờ mà tỉnh TTH đã xóa được trên 70% người nghèo? Ông Hữu Thu còn đi xa hơn thế khi chứng minh “từ năm 2000, nhờ thành tích xóa đói giảm nghèo, Nam Đông đã được tuyên dương anh hùng”. Chuyện tuyên dương hay không tôi không bàn nhưng tôi chỉ nói chuyện của ông BTTU trong gần một nhiệm kỳ. Năm 2000 không nằm trong cách hiểu đó. Có một điều mà tôi nghĩ ông Hữu Thu đã phạm lỗi đại ngôn khi ông viết rằng “Internet đã về các bản làng”(!)? Có thực vậy không bởi ngay cả Hoa Kỳ cũng chưa làm được cho mọi vùng hẻo lánh? Ông Hữu Thu có dám đi cùng tôi khảo sát một vòng hay không? Ai sai, người đó phải chịu kinh phí và bồi thường? Thực tế hiện nay của những người nghèo là vỏ (nhà) mới, nỗi nghèo vẫn cũ – kết quả thực địa điều tra của những người nghiên cứu chúng tôi. Tại sao ông có thể khoa ngôn đến mức về “sự thay đổi kỳ diệu của A Lưới (tôi nhấn mạnh – HVT)”? Nói thật Thừa Thiên Huế hiện nay vẫn đang chi nhiều hơn thu. Như vậy là giàu sao? Chỉ có một nữ TS mà ông Hữu Thu cho rằng A Lưới “đã sản sinh và nuôi dưỡng” thì quả là hơi quá đà. Đó là tôi chưa nói chuyện cứ 10 TS thì tôi nghi ngờ hết 7 người rồi. Viết lấy được không thể là ngôn ngữ khách quan của báo chí.
Không thể vì một mục đích cụ thể nào đó mà thay đổi được sự thật. Nếu TTH còn nghèo thì hãy tự nhận đi. Điều đó có sao đâu. Ta sẽ cùng chung tay nỗ lực để tỉnh nhà không quá kém so với liền chị, liền em. Vấn đề còn lại là: Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã trọng dụng nhân tài ra sao để người ta lũ bỏ đi gần hết? Nếu cần số liệu, tôi sẽ có. Đây cũng là câu hỏi bổ sung thêm cho bài Xin hỏi ông Bí thưu Tỉnh ủy.
Huế, tháng 2.2010

5 nhận xét:

  1. Thằng ngu dốt và tàn bạo ấy ngoài anh em con cháu hắn thì chỉ còn Hữu Thu.
    Xem thử có ai còn chắp bút cho Hồ xuân Mãn?
    Ngưu tầm ngưu, Mã tầm mã...

    Trả lờiXóa
  2. Hữu Thu chỉ quay thôi, viết không ngửi được...

    Trả lờiXóa
  3. Hữu Thu là quân sư của Mãn, Vua như Mãn thì quân sư chỉ thế thôi, Anh Hà Văn Thịnh nói chuyện chi với chúng nó, Cha ông ta có dặn "Nói với thằng ngu không lại, nói với thằng dại không cùng".

    Trả lờiXóa
  4. Hữu Thu lobby giỏi lắm, không thua Hùng "dinh". Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa.

    Trả lờiXóa
  5. Muốn lên chức, tìm Hữu Thu,
    Muốn om cu, về Xuân Mãn...

    Trả lờiXóa